NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ VÀ VAI TRÒ CỦA TROPONIN T SIÊU NHẠY TRONG TIÊN LƯỢNG BIẾN CỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT VAN TIM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Phạm Thị Kim Mỹ1,, Trần Quang Trường1, Lâm Việt Triều1, Phạm Thanh Phong 1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong phẫu thuật van tim (PPVT) điều trị bệnh lý van với mọi nỗ lực bảo vệ cơ tim, nhưng tổn thương cơ tim (TTCT) là không thể tránh khỏi. Sự TTCT sẽ làm tăng nồng độ troponin T siêu nhạy (hs-TnT) ở giai đoạn sau mổ dẫn đến sự xuất hiện của biến cố sau PTVT, trong đó có biến cố rối loạn nhịp tim (RLNT). Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ và vai trò của hs-TnT trong tiên lượng biến cố RLNT ở bệnh nhân sau PTVT tại Khoa Phẫu thuật tim Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ năm 2021 đến năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. Có 37 bệnh nhân bệnh lý van tim có chỉ định và được PTVT. Ghi nhận các RLNT trên monitor điện tâm đồ. Kết quả: Sau PTVT, nồng độ hs-TnT cao nhất ở thời điểm sau mở kẹp động mạch chủ (ĐMC) 04 giờ với giá trị là 1,710±1,254ng/mL, tỷ lệ bệnh nhân có biến cố RLNT là 29,7% (11/37 bệnh nhân). Nồng độ hs-TnT ở thời điểm 04 giờ sau mở kẹp ĐMC có mối tương quan thuận chiều với RLNT, tỷ lệ tiên đoán đúng là 81,1% (r=1,474, KTC95%: 1,637-11,647, p<0,01), giá trị của nồng độ hs-TnT trong tiên lượng xuất hiện RLNT theo diện tích dưới đường cong ROC là 87,1%, p<0,001 (điểm cắt của nồng độ hs-TnT ghi nhận RLNT là 2,650ng/mL với độ nhạy 72,7% và độ đặc hiệu 88,5%). Kết luận: Bệnh nhân sau PTVT có nồng độ hs-TnT cao nhất tại thời điểm 04 giờ sau mở kẹp ĐMC và có có mối tương quan thuận chiều với RLNT, khi nồng độ hs-TnT ≥2,650ng/L thì có khả năng xuất hiện RLNT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Hùng, Phạm Thọ Tuấn Anh, Nguyễn Văn Phan(2018), Liên quan giữa rung nhĩ hậu phẫu và các biến cố bất lợi sau phẫu thuật tim, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 22 (2), tr.333 – 343.
2. Đặng Văn Thức(2020), Nghiên cứu vai trò tiên lượng của troponin I, NT - proBNP trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở ở trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội.
3. Chakravarthy M(2017), Modifying risks to improve outcome in cardiac surgery: An anesthesiologist's perspective, Ann Card Anaesth, 20 (2), pp.226–233.
4. Chapman AR, Adamson PD, Et al(2020), High-sensitivity cardiac troponin and the universal definition of myocardial infarction, Circulation, 14 (3), pp.161–171.
5. Chung MK(2000), Cardiac surgery: postoperative arrhythmias, Crit Care Med, 28 (10 Suppl), pp.136-44.
6. Hernández-Romero D(2014), High-sensitivity troponin T as a biomarker for the development of atrial fibrillation after cardiac surgery, Eur J Cardiothorac Surg, 45 (4), pp.733-738.
7. Duchnowski P, Hryniewiecki T(2019), Postoperative high-sensitivity troponin T as a predictor of sudden cardiac arrest in patients undergoing cardiac surgery, Cardiology Journal, 26 (6), pp.777–781.
8. Heusch G(2017), Remote Ischemic Conditioning in Cardiovascular Surgery: Still a Viable and Realistic Option?, Journal of Cardiovascular 22 (4), pp. 297-301.
9. Januzzi JL, Lewandrowski K, Et al(2002), A comparison of cardiac troponin T and creatine kinase-MB for patient evaluation after cardiac surgery, J Am Coll Cardiol, 39 (9), pp.1518-1523.
10. Peretto G, Durante A, et al. (2014), Postoperative arrhythmias after cardiac surgery: Incidence, risk factors, and therapeutic management, Cardiology Research and Practice, 2014, pp.1-15.
11. Zachoval CF, Dolscheid-Pommerich R, et al. (2020), High-sensitivity troponin T testing: Consequences on daily clinical practice and effects on diagnosis of myocardial infarction, J Clin Med, 9 (3), pp.1-10.