ĐÁNH GIÁ SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP TRÊN VÀ DƯỚI 65 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG NĂM 2021 - 2022

Nguyễn Văn Tín1, Trịnh Thị Huyền Tranh1, Nguyễn Thế Hiển1, Lê Thị Cẩm Tiên1, Nguyễn Quốc Huy1, Trần Thái Ngọc2, Bùi Trần Hoàng Huy3, Phạm Thị Ngọc Nga1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Biểu hiện nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân cao tuổi ( 65 tuổi) thường không điển hình, nên việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp thường dễ bị bỏ sót. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trên và dưới 65 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 86 bệnh nhân đang điều trị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,55±11,01. Bệnh nhân nam chiếm ưu thế ở cả 2 nhóm tuổi. Số ngày nằm viện của nhóm  65 tuổi là 9,46±5,16, cao hơn nhóm < 65 tuổi là 8,25±5,34. Đặc điểm cơn đau ngực: bệnh nhân < 65 tuổi có biểu hiện cơn đau ngực điển hình hơn những bệnh nhân ≥ 65 tuổi (p=0,027). Vã mồ hôi gặp nhiều ở nhóm < 65 tuổi hơn (p=0,015). Các yếu tố nguy cơ mạch vành giữa hai nhóm: tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn so với nhóm < 65 tuổi (92% so với 72,2%, với p=0,014), tỷ lệ bệnh nhân bị béo phì chiếm khá cao ở nhóm < 65 tuổi so với nhóm ≥ 65 tuổi (22,2% so với 6%, với p=0,026). Về đặc điểm cận lâm sàng: điện tâm đồ ghi nhận ở nhóm bệnh nhân  65 tuổi chiếm ưu thế là không ST chênh lên 68% (p=0,015). Tỷ lệ bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm ở nhóm bệnh nhân  65 tuổi luôn cao hơn nhóm bệnh nhân < 65 tuổi (p=0,046). Kết luận: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 86 bệnh nhân, kết quả ghi nhận có sự khác biệt trong đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhồi máu cơ tim cấp ở 2 nhóm bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Huệ (2008), Chất lượng dân số cao tuổi ở nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu - Trao đổi, 19, tr.163.
2. Dương Huy Lương (2005), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Luận án tiến sĩ, Học viện Quân Y, Hà Nội.
3. Phạm Hồng Phương (2019), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Tỉnh Nghệ An, Tạp chí KH - CN Nghệ An, Số 8/2019, tr.14-18.
4. Nguyễn Thiện Thành (2002). Những bệnh thường gặp ở người có tuổi. NXB Y học, tr.171-195.
5. Trương Hoàng Anh Thư (2006), Khảo sát tình hình theo dõi và điều trị bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ năm 2003-2005, Luận văn Thạc sỹ Y học, Chuyên ngành Nội khoa- Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Holay MP, Janbandhu A, Javahirani A, Pandharipande MS, Suryawanshi SD (2027), Clinical profile of acute myocardial infarction in elderly (prospective study). J Assoc Physicians India; 55:188-92.
7. Kannel WB (1976). Blood pressure and the development of cardio-vascular disease in the aged. Cardiology in the old age. Caird FI Dall JC, Kennedy RD. New York, Plenum press: p.164.
8. Kurotobi T, Sato H, Kinjo K, et al. (2004), Reduced collateral circulation to the infarct-related artery in elderly patients with acute myocardial infarction, J Am Coll Cardiol, 44, pp.28-34.
9. Ralf Zahn, Rudolf Schiele, Karlheinz Seidl and et al. (2000). Acute myocardial infarction occurring in versus out of the hospital: patient characteristics and clinical outcome. J Am Coll Cardiol. 35(7): pp.1820- 1826.
10. Roman Castello, Edurando Algeria, et al. (1988). Effect of age on long-term prognosis of patients with myocardial infarction. International J of Cardiology (2): pp.221-30.
11. Shi Wen Wang, Guo Chun Ren, Shu Fun, et al. (1988). Acute myocardial infarction in elderly Chinese. Clinical analysis of 631 cases and comparison with 389 younger cases. Japanese Heart Journal: pp.301-07.
12. William B Applegate, Stanley Graves, et al. (1984). Acute myocardial infarction in elderly patients. Southern Med Journal (77): p.1127-29.
13. Woon VC, Lim KH (2003). Acute MI in the elderly – the difference compared with the young. Singapore Med J; 44 (8): pp.414-8.