ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ SINH THIẾT TUYẾN TIỀN LIỆT 12 MẪU DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM QUA NGẢ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Trung Hiếu1,, Trần Văn Nguyên1, Trần Huỳnh Tuấn1, Lê Quang Trung1, Quách Võ Tấn Phát1, Lê Thanh Bình1, Ngô Thị Thủy2, Phạm Thị Như Ý2, Phan Tiến Lộc2, Nguyễn Thị Hằng2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo EAU (2019), sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán mô bệnh học tuyến tiền liệt. Do đó, để có thể chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) và tìm hiểu các mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm từ năm 2020. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 48 bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt có chỉ định sinh thiết từ tháng 11/2021 đến tháng 7/2022 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: tuổi trung bình 70,52 tuổi, lý do vào viện thường gặp là tiểu khó 70,83%. Điểm IPSS trung bình là 26,21±4,49, điểm QoL trung bình là 3,38±0,67, PSA toàn phần trung bình là 36,61 ng/ml. Tỷ lệ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sau sinh thiết đạt 33,33% (16/48). Điểm Gleason xác định qua các mẫu sinh thiết ≥ 8 điểm chiếm 43,75% (7/16). Có 2 trường hợp chảy máu trực tràng đáng kể và 1 trường hợp tiểu máu đáng kể. Kết luận: Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm có giá trị trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2020), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Ung thư tuyến tiền liệt", Hà Nội.
2. Vũ Trung Kiên (2020), "Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt", Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Vũ Văn Ty và cộng sự, (2012). So sánh kết quả sinh thiết tuyến tiền liệt 6 mẫu với 12 mẫu qua trực tràng dưới hướng dẫn của siêu âm. Y Học TP. HồChí Minh, Tập 16 Phụ bản của Số 3 2012, tr.299-304.
4. Epstein JI. “An update of the Gleason grading system”. J. Urol. 2010; 183: pp.433-40.
5. J. Ferlay et al (2015), "Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012", Int J Cancer, 136 (5), pp.E359-386.
6. N. Mottet (2019), "EAU – ESTRO – SIOG Guidelines on Prostate Cancer", European Association of Urology.
7. Shim HB, Park HK, Lee SE, Ku JH. (2007). Optimal site and number of biopsy cores according to prostate volume prostate cancer detection in Korea. Urology; 69:902–6.
8. Ozan Efesoy, Murat Bozlu, Selahittin Çayan (2013), "Complications of transrectal ultrasound-guided 12-core prostate biopsy: a single center experience with 2049 patients", Turk J Urol, 39(1), pp.6-11.
9. J. Stephen Jone, MD (2008): “Biopsy strategies – How many and where” Prostate biopsy. Chapter 13 pp.169-177.
10. Philip J, Ragavan N, Desouza J, Foster CS, Javle P (2004). Effect of peripheral biopsies in maximising early prostate cancer detection in 8-, 10- or 12-core biopsy regimens. BJU Int.; 93:1218-20.