NGHIÊN CỨU TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tương tác thuốc là một trong các vấn đề thường gặp và việc đánh giá tương tác thuốc cần dựa trên sự đồng thuận từ nhiều cơ sở dữ liệu. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ và mức độ các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng xảy ra trong đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021; 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc ngoại trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 612 đơn thuốc ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Đánh giá tương tác thuốc bằng 3 trang web: Drugs.com, Medscape và IBM Micromedex. Kết quả: Đơn thuốc có 2-4 thuốc có tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là 28,4%, đơn thuốc có 5-7 thuốc có tỷ lệ là 69,5% và đơn thuốc có 8 thuốc trở lên có tỷ lệ là 91,7%. Đơn thuốc của bệnh nhân dưới 60 tuổi có tỷ lệ xuất hiện tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là 49,8%, đơn thuốc của bệnh nhân từ 60 tuổi có tỷ lệ là 79,2%. Có mối liên quan giữa tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng với số lượng thuốc sử dụng trong đơn thuốc và tuổi của bệnh nhân. Kết luận: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lượng thuốc trong đơn và tuổi đến khả năng xảy ra tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng (p<0,001).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tương tác thuốc, ý nghĩa lâm sàng, đơn thuốc ngoại trú
Tài liệu tham khảo
2. Lâm Thụy Đan Châu (2020), Tình hình sử dụng thuốc và tương tác thuốc điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (32), tr.156-162.
3. Hoàng Kim Huyền, J.R.B.J Brouwers (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị - Tập 1, NXB Y học, Hà Nội.
4. Trương Thiện Huỳnh (2020), Nghiên cứu tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và các yếu tố liên quan trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại một trung tâm y tế thành phố của tỉnh Hậu Giang năm 2019 - 2020, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (32), tr.60-67.
5. Võ Thị Hồng Phượng (2018), Khảo sát tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, Tạp chí Y Dược học trường ĐHYD Huế, 8(5), tr.26-36.
6. Nguyễn Ngọc Thủy Trân (2020), Tương tác thuốc trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (32), tr.162-169.
7. Lu Yin, Pietsch M, Shen D et al (2015), A novel algorithm for analyzing drug-drug interactions from MEDLINE literature, Scientific reports, (5), pp.1-10.
8. Murtaza G., Azhar S., Khan M.Y.G., Khan S.A., Khan T.M. (2016), “Assessment of potential drug-drug interactions and its associated factors in the hospitalized cardiac patients”, Saudi Pharmceutical Journal. 24(2), pp.220-5.
9. The European Agency for the Evaluation of Medicinal products (1995), Note for guidance on the investigation of drug interactions.
10. Vik Kirsten K, Blix Hege S (2006), Polypharmacy as commonly defined is an indicator of limited value in the assessment of drug-related problems, British Journal of Clinical Pharmacology, pp.187-195.