KẾT QUẢ NGẮN HẠN LIỆU PHÁP RÚT NGẮN KHÁNG KẾT TẬP TIỂU CẦU KÉP Ở BỆNH NHÂN BỆNH MẠCH VÀNH MẠN NGUY CƠ CHẢY MÁU CAO ĐẶT STENT BIOFREEDOM

Phạm Huỳnh Minh Trí1,, Huỳnh Trung Cang2, Nguyễn Sơn Nam1, Đinh Lê Uyên Nhi1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
2 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch vành qua da bằng ống thông ngày càng phổ biến và khẳng định được giá trị tuyệt đối trong điều trị bệnh mạch vành mạn. Stent phủ thuốc không polymer giảm thiểu thời gian dùng kháng kết tập tiểu cầu kép mà vẫn có khả năng chống tái hẹp cao trong can thiệp động mạch vành. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ngắn hạn và tìm hiểu một số biến cố bất lợi khi sử dụng liệu pháp rút ngắn kết tập tiểu cầu kép ở bệnh nhân nguy cơ chảy máu cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên 78 bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành mạn nguy cơ chảy máu cao tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 67,8±12,01. Lâm sàng sau can thiệp (NYHA, CCS) được cải thiện rõ rệt. Tử vong do nguyên nhân tim mạch có 2 trường hợp chiếm 14,4% và 1 trường hợp nhồi máu não khi rút ngắn thời gian kháng kết tập tiểu cầu. Giới nữ, tuổi ≥75, Hb<10g/dL, BMI≥23 có liên quan đến biến cố bất lợi. Kết luận: Ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu cao cần phải rút ngắn thời gian chống kết tập tiểu cầu kép, stent phủ thuốc không polymer BioFreedom an toàn và hiệu quả trong can thiệp động mạch vành mạn.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mạnh Quân (2019), Đánh giá hiệu quả trong can thiệp động mạch vành của stent phủ thuốc không polymer, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 86, tr. 34-39.
2. Nguyễn Mạnh Quân (2021), Đánh giá kết quả can thiệp bằng stent phủ thuốc không Polymer – BioFreedom ở bệnh nhân động mạch vành, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Grigoris Chatzantonis (2020), Real-world analysis of a Biolimus A9 polymer-free drug-coated stent with very short dual antiplatelet therapy in patients at high bleeding risk, Herz, pp. 1-8.
4. Juhani Knuuti, William Wijins, Antti Saraste et al (2020), 2019 ESC Guidelines for diagnostic and management of chronic coronary syndromes: The Task Force for diagnosis and management of chronic coronary syndromes of the European Society of Cardiology, European Heart Journal, 41(3), pp. 407-477.
5. Philippe Garot (2017), 2-Year Outcomes of High Bleeding Risk Patients After Polymer-Free Drugs-Coated Stents, Journal of the American College of Cardiology, 69(2), pp. 162-171.
6. Philip Urban (2015), Polymer-free Drug-Coated Coronary Stents in Patients at High Bleeding Risk, The New England Journal of Medicine, pp. 1-10.
7. Ron Waksman (2017), Polymer-free Biolimus A9-coated stents in the treatment of de novo coronary lesions with short DAPT: 9-month angiographic and clinical follow-up of the prospective, multicenter BioFreedom USA clinical trial, Cardiovascular Revascularization Medicine, 18(7), pp. 475-481.
8. Roxana Mehran (2021), 3- or 1-Month DAPT in Patients at High Bleeding Risk Undergoing Everolimus-Eluting Stent Implantation, Cardiovascular Interventions, 14(17), pp. 1870-1883.
9. Roxana Mehran, Sunil V. Raoo, Deepak L. Bhatt et al (2011), Standardized Bleeding Definitions for Cardiovascular Clinical Trials, Circulation, 123, pp. 2736-2747.