NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA Ở THAI PHỤ ≤9 TUẦN CÓ VẾT MỔ LẤY THAI CŨ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI CÀ MAU

Dương Kim Ngân1,, Nguyễn Văn Lâm2, Trần Thị Trúc Vân3, Nguyễn Kim Loan1, Trần Thị Ngọc Hạnh1, Trần Trung Tính1
1 Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện quân Y 121

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phá thai bằng thuốc là biện pháp chấm dứt thai nghén bằng các thuốc gây sẩy thai mà không dùng thủ thuật ngoại khoa và có thể hạn chế được các tai biến của hút nạo thai trên tử cung có sẹo mổ cũ, có tỷ lệ thành công cao đã được nghiên cứu chứng minh ở trong và ngoài nước. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả phá thai nội khoa ở thai phụ ≤ 9 tuần có vết mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô tả cắt ngang trên 99 thai phụ có thai ngoài ý muốn có tuổi thai đến 9 tuần (≤ 63 ngày) và có vết mổ lấy thai trước đó. Thông tin thu thập gồm thông tin chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phá thai nội khoa. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng mang thai từ 3 lần trở lên là 57,1%; có tuổi thai từ 5-7 tuần là 88,8% và từ 8-9 tuần là 11,2%; có vết mổ thai cũng < 12 tháng là 38,4% và thiếu máu nhẹ là 12,1%. Tỷ lệ thành công phá thai nội khoa ở thai phụ ≤ 9 tuần có vết mổ lấy thai là 94,9%. Tỷ lệ đối tượng có thời gian ra thai < 4 giờ là 79,8%, từ 4-8 giờ là 19,2% và > 8 giờ là 1,0%. Không có đối tượng bị băng huyết. Kết luận: Tỷ lệ thành công trong phá thai nội khoa bằng misoprostol ở thai phụ ≤ 9 tuần có vết mổ lấy thai cũ là khá cao và ít xảy những tác dụng phụ nguy hiểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr. 403 - 414.
2. Lê Thị Chuyền, Nguyễn Hữu Trung (2021), Hiệu quả của phá thai nội khoa ≤ 49 ngày vô kinh ở phụ nữ có vết mổ cũ lấy thai tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 25(1), tr. 180-187.
3. Nguyễn Kim Hoa, Lê Hồng Cẩm (2009), Hiệu quả của thuốc misoprostol uống hoặc ngậm dưới lưỡi sau khi uống mifepristone trong chấm dứt thai kỳ dưới 49 ngày vô kinh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(phụ bản 1), tr. 46-50.
4. Phạm Mỹ Hoài, Nguyễn Thúy Hà, Hoàng Thị Hường, Hứa Hồng Hà (2011), Hiệu quả phác đồ phá thai nội khoa dưới 7 tuần bằng bổ sung 400 µg misoprostol. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 89(1), tr. 188-193.
5. Vũ Văn Khanh (2018), Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của mifepriston phối hợp với misoprostol để kết thúc thai nghén từ 10 đến 20 tuần tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Tang J., Kapp N., Dragoman M., de Souza J.B. (2013), Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng Misoprostol trong sản phụ khoa. Tạp chí Phụ sản, 11(4), tr. 70-74.
7. Phạm Thị Thanh Thoảng (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phá thai bằng thuốc trên thai kỳ đến 9 tuần tuổi ở phụ nữ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ.
8. Đặng Thị Ngọc Thơ, Lê Hoài Chương (2014), Đánh giá hiệu quả phá thai nội khoa đến hết 9 tuần bằng việc rút ngắn thời gian sử dụng misoprostol sau mifepristone từ 48 giờ xuống còn 24 giờ. Tạp chí phụ sản, 12(2), tr. 195-198.
9. Morris J.L., Winikoff B., Dabash R., Weeks A., Faundes A., et al. (2017), FIGO's updated recommendations for misoprostol used alone in gynecology and obstetrics. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 138(3), pp. 363-366.