NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC CỦA BÁC SĨ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2021-2022

Nguyễn Quốc Khải1,, Phạm Thành Suôl2, Dương Thị Xuân Hoàng3
1 Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Phòng Y tế thành phố Bạc Liêu

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong điều trị ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, những tác dụng phụ hay gặp nhất của các thuốc kháng viêm không steroid là gây viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỉ lệ kê đơn thuốc kháng viêm không steroid điều trị ngoại trú không hợp lý theo quy định của Bộ Y tế; 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc kê đơn thuốc kháng viêm không steroid không hợp lý tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 400 đơn thuốc có chỉ định thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân điều trị ngoại trú có tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) và 54 bác sỹ tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu trong giai đoạn từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021, Kết quả: Tỷ lệ kê đơn thuốc kháng viêm không steroid không hợp lý: chỉ định không hợp lý 8,7%, liều dùng không hợp lý 7,6%, số lần dùng không hợp lý 9,3%, thời điểm dùng không hợp lý 26,3%, chống chỉ định không hợp lý 22,5%. Theo quy định của Bộ Y tế, tỷ lệ đơn thuốc kháng viêm không steroid chưa hợp lý là 22,8%. Có mối liên quan giữa trình độ chuyên môn của bác sỹ với việc kê đơn thuốc không hợp lý. Kết luận: Tỷ lệ đơn kháng viêm không steroid được sử dụng chưa hợp lý chiếm tỷ lệ cao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh viện trong lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Dược thư quốc gia của Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2018), Quyết định 361/QĐ-BYT về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp: Hướng dẫn sử dụng thuốc nhóm glucocorrticoid, Bộ Y tế. 3. Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng (2021), Giáo trình dược lý, Trường đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Văn Hải (2020), Phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại khoa Nội tiêu hóa - máu Bệnh viện Quân Y 105, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Trần Giáng Hương, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, et al. (2016), "Khảo sát tình hình kê đơn thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 trong tháng 06/2015", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 20, số 2.
6. Nguyễn Thị Bích Liên (2015), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc giảm đau ngoại biên trên bệnh nhân viêm khớp tại Khoa Nội Tim mạch Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015, Luận Văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Võ Minh Trường (2018), Nghiên cứu tình hình kê đơn thuốc kháng viêm không steroid và đánh giá kết quả can thiệp về kê đơn thuốc an toàn, hợp lý tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2018, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Asma Al-Shidhani, Naama Al-Rawahi and Sathiya Murthi P (2015), Non-steroidal Anti-inflammatory Drugs (NSAIDs) Use in Primary Health Care Centers in A’Seeb, Muscat: A Clinical Audit.
9. Shi W, Wang YM, Li SL, Yan M, Li D, Chen BY, et al. (2016), “Risk factors of adverse drug reaction from non-steroidal anti-inflammatory drugs in Shanghai patients with arthropathy”, Acta Pharmacol Sin, 25(3), pp.357-365.