NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ THEO MỨC ĐỘ NGUY CƠ TRÊN TIÊU HOÁ - TIM MẠCH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

Hoàng Thị Ngọc Thu1,, Nguyễn Trung Kiên2
1 Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là nhóm thuốc được sử dụng nhiều trong các bệnh lý cơ xương khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây ra nhiều phản ứng có hại đặc biệt trên tiêu hoá và tim mạch nên cần quan tâm đúng mức. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng NSAIDs trong điều trị một số bệnh cơ xương khớp, đánh giá mức độ nguy cơ và tính hợp lý của việc sử dụng thuốc trên tiêu hoá - tim mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 386 bệnh nhân cơ xương khớp được chỉ định ít nhất một thuốc NSAIDs tại phòng khám nội tổng quát và chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 1/2021-12/2021. Bệnh nhân được đánh giá mức độ nguy cơ trên tiêu hoá – tim mạch và tính hợp lý trong việc sử dụng NSAIDs dựa theo quy trình sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid của hội đồng Y khoa Quebec. Kết quả: Tỷ lệ sử dụng NSAIDs chọn lọc trên COX-2 là 93%, trong đó celecoxib là thuốc được chỉ định nhiều nhất (64,2%). Bệnh nhân có nguy cơ tiêu hoá từ trung bình đến cao là 63,5%. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ tim mạch thấp đến trung bình là 71,2% và cao là 28,8%. Tỷ lệ kê đơn NSAIDs hợp lý trên nguy cơ tiêu hoá là 62,7%, trên tim mạch là 73,8%, hợp lý về cả nguy cơ tiêu hoá và tim mạch là 55,4%. Kết luận: Tình hình sử dụng thuốc NSAIDs trên bệnh nhân cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao. Việc sử dụng thuốc NSAIDs trong nghiên cứu tương đối phù hợp. Tuy nhiên cần có sự quan tâm nhiều hơn về việc đánh giá các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân trước khi dùng thuốc điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Phương Dung (2019), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng viêm không steroid tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai”, Tạp chí Y học Việt Nam, 475, tr. 67-72.
2. Nguyễn Thị Xuân Hương (2019), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng viêm không steorid (NSAIDs) trên bệnh nhân có nguy cơ loét dạ dày và tim mạch điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
3. Vũ Thị Thanh Thủy (2012), Chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Bệnh viện Bạch Mai.
4. Lanas Angel, Jesús Tornero, José Luis Zamorano (2010), “Assessment of gastrointestinal and cardiovascular risk in patients with osteoarthritis who require NSAIDs: the LOGICA study Angel”, Annals of the rheumatic disease, 69(8), pp.1453-1458.
5. McGettigan P., Henry D. (2013), “Use of Non-Steroidal Anti-Inflammatory drugs That Elevate Cardiovascular Risk: An Examination of Sales and Essential Medicines Lists in Low, Middle and High-Income Countries”, PLOS Medicine, 10(2), pp.1-6.
6. Québec (2010), “Algorithme d’utilisation des anti-inflammatoires non steroidien (AINS)”.
7. Singh G., Triadafilopoulos G. (1999), “Epidemiology of NSAIDs induced gastrointestinal complications”, J Rheumatol Suppl., 56, pp.18-24.
8. Warner T. D., et al. (1999), “Nonsteroid drug selectivities for cyclo-oxygenase-1 rather than cyclo-oxygenase-2 are associated with human gastrointestinal toxicity: a full in vitro analysis”, Proceedings of the National Academy of Sciences, 96(13), pp.7563-7568.