KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ RỐI LOẠN LO ÂU KHẢO SÁT TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ RỐI LOẠN LO ÂU TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với những người không bệnh. Bên cạnh đó, trầm cảm thường kèm các rối loạn tâm thần khác như lo âu, làm tăng thêm gánh nặng bệnh tật. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu ở bệnh nhân thuộc nhóm người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên được chẩn đoán xác định và điều trị ngoại trú ít nhất 3 tháng tại khoa Khám Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Thu thập số liệu từ tháng 3/2022 đến 5/2022. Sử dụng bộ câu hỏi PHQ-9 và GAD- 7 để xác định các mức độ rối loạn trầm cảm, lo âu. Kết quả: Có 91 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó nữ chiếm 64,8%. Đa số có trình độ học vấn tiểu học (33%), thuộc nhóm tuổi 60-70 (68,1%), đã kết hôn (63,7%) và sống chung cả gia đình (89%). Tỷ lệ bệnh nhân có trầm cảm là 20,9% (19 người). Tỷ lệ lo âu là 8,8% (8 người), chủ yếu mức độ nhẹ. Tỷ lệ trầm cảm có phối hợp với rối loạn lo âu là 26,32%. Kết luận: Trầm cảm, lo âu đơn lẻ, và phối hợp chiếm tỷ lệ khá cao ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú. Bệnh nhân nên được tầm soát định kỳ về sức khỏe tâm thần tại phòng khám.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, lo âu, đái tháo đường, ngoại trú
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hồng Tuyến, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thanh Bình (2019) Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ĐTĐ typ 2 tại thành phố Trà Vinh năm 2019, 189-190.
3. Trần Thị Hà An (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Y Hà Nội.
4. Ahmad A, Abujbara M, Jaddou H, Younes NA, Ajlouni K. Anxiety and depression among adult patients with diabetic foot: prevalence and associated factors. J Clin Med Res. 2018;10(5):411.
5. Andrea H., Bultmann U., Amelsvoort van L. G., (2009), “The incidence of anxiety and depression among employees - the role of psychosocial work characteristics”, Depress Anxiety, 26, (11), pp. 1040-1048.
6. Essmat M. Gemeay, Salma A. Moawed, Essmat A. Mansour, Nagat E. Ebrahiem, Ihab M.
Moussa and Wafaa O. Nadrah Saudi Medical Journal October 2015, 36 (10) 1210-1215; DOI: https://doi.org/10.15537/smj.2015.10.11944
7. H. T. T. Vu, et al (2018), "Depressive symptoms among elderly diabetic patients in Vietnam", Diabetes Metab Syndr Obes. 11, pp. 659-665.
8. Leon ACOlfson MBroadhead WE et al. Prevalence of mental disorders in primary care: implications for screening. Arch Fam Med 1995;4857- 861.
9. Mossie T.B, Berhe G.H, Kahsay G.H et al (2017). Prevalence of depression and associated factors among diabetic patients at Mekelle City, North Ethiopia. Indian J Psychol Med, 39(1), 52.
10. Palinkas L, Barrett-Connor E, Wingard D. Type 2 Diabetes and Depressive Symptoms in Older Adults: a Population-based Study. Diabetic medicine. 1991;8(6):532–539.