STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trên thế giới, tình trạng stress trong môi trường giáo dục đã được ghi nhận là nghiêm trọng, đặc biệt là ở đối tượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng y khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ stress và một số yếu tố liên quan với stress ở sinh viên ngành Y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 602 sinh viên ngành Y khoa tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Đánh giá tình trạng stress bằng thang đo PSS-10. Kết quả: Tỷ lệ stress ở sinh viên là 78,2%. Trong đó, stress mức độ nhẹ: 35,2%, trung bình: 32,6%, nặng: 10,5%. Các yếu tố liên quan với stress gồm có năm học; tập thể thao, đọc sách/nghe nhạc, đoàn hội từ 30 phút/ngày trở lên; cảm thấy nội quy khó khăn, khó khăn về tài chính, học lại một năm của sinh viên (p≤0,05). Kết luận: Stress là tình trạng phổ biến trong sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tỷ lệ sinh viên có stress trung bình và nặng khá cao. Sinh viên cần phân bố thời gian học tập hợp lý, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa hàng ngày để phòng tránh stress.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Stress, sinh viên y khoa
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2020), “Nghiên cứu tình hình stress và nhu cầu được tư vấn tâm lý của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2020”, Luận văn đề tài cơ sở, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Phạm Trung Tín (2017), Nghiên cứu tình hình stress và đánh giá kết quả can thiệp ở sinh viên ngành Y học dự phòng tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016-2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Lê Minh Thuận (2011), “Sức khỏe tâm lý của sinh viên: Nghiên cứu cắt ngang”, Tạp chí Y học thực hành, 7(774), tr 73-75.
5. Lê Hải Yến (2016), “Thực trạng stress ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên năm 2016 và một số yếu tố liên quan”, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
6. Abdullah M Alzahem et al (2013), “Effect of year of study on stress levels in male undergraduate dental students”, Advances in Medical Education and Practice, 4, pg. 217-222.
7. Mostafa Amr et al (2006), “Does Gender Predict Medical Students‟ Stress in Mansoura, Egypt”, Med Educ Online, 13, pg. 12.
8. Siddiqui Aesha Farheen, Saad Abdullah Al-Amri, Assaf Abdullah Al-Katheri, and Khalid Hussain Mohammed Al-Hassani (2017),“Perceived stress in Saudi undergraduate medical students”, Journal of Medical Allied Sciences, 7(1), pp.41-47.
9. Somaieh et al (2015), “Sources and Severity of Perceived Stress Among Iranian Medical Students”, Iranian Red Crescent Medical Journal, 17(10).
10. Sultana Arifa (2021), “Prevalence and associated behavioral factors of depression among private medical students in Bangladesh”, Scholars Journal of Applied Medical Sciences, 9(1), pp. 54-59.
11. S.T. Nguyen et al Michel (2006), "Associations between physical activity and perceived stress/hassles in college students", Stress and Health, pg. 179-188.
12. Tran Q.A, Michael P Dunne, Hoat Ngoc Luu (2014), “Well being, depression and suicidal ideation among medical students throughout Vietnam”, Vietnam Journal of medicine and pharmacy, 6(3), pp.23-30.