PHÁT HIỆN ĐỒNG NHIỄM VI SINH VẬT Ở TRẺ VIÊM PHỔI NẶNG MẮC PHẢI TẠI CỘNG ĐỒNG BẰNG REAL-TIME PCR

Trần Quang Khải1,, Nguyễn Thị Diệu Thúy2, Trần Đỗ Hùng1, Phạm Hùng Vân3, Nguyễn Vũ Trung2, Trần Xuân Bách2, Dương Quý Sỹ4, Mattias Larsson5
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Việt Nam
2 Trường Đại học Y Hà Nội, Việt Nam
3 Viện Nghiên cứu Gen và Miễn dịch Quốc tế, Việt Nam
4 Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng, Việt Nam
5 Karolinska Institutet, Thụy Điển

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Từ trước đến nay, vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP- Community-acquired pneumonia) ở trẻ em. Tuy nhiên, đồng nhiễm vi sinh vật, đặc biệt vi khuẩn đang là vấn đề được các nhà lâm sàng quan tâm nhiều vì liên quan đến việc sử dụng kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đồng nhiễm vi sinh vật và các tác nhân vi sinh ở trẻ mắc CAP nặng bằng kỹ thuật Real-time PCR. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên 239 trẻ bị viêm phổi nặng mắc phải tại cộng đồng nhập Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 03/2020 đến tháng 02/2021. Trẻ được phân tích bệnh phẩm dịch khí quản hút qua ngã mũi NTA (nasotracheal aspiration) bằng Real- time PCR tìm 70 tác nhân. Kết quả: Tỷ lệ phát hiện tác nhân qua Real-time PCR rất cao (93,6%). Đa số trẻ có tình trạng đồng nhiễm vi sinh vật (85%), trong đó, đồng nhiễm vi rút-vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất (67,5%), kế đến đồng nhiễm vi khuẩn-vi khuẩn (16,2%). Ba tác nhân vi khuẩn chính được phát hiện bằng Real-time PCR là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae non- type b và Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Kết luận: Tình trạng đồng nhiễm vi khuẩn ở trẻ viêm phổi nặng khá cao, nên điều trị sống còn đối với viêm phổi nặng là kháng sinh. Điều trị nên tập trung vào những loại kháng sinh đặc hiệu với ba vi khuẩn chính được phát hiện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hoàng Sơn, (2005), "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, điều trị viêm phổi cấp tính trẻ em từ 0 đến 3 tuổi tại Cần Thơ", Tạp chí Công trình NCKH Thành phố Cần Thơ 2001- 2005 (Sở KHCN Cần Thơ), pp. 278-281.
2. Chi H, Huang Y C, Liu C C, Chang K Y, et al, (2020), "Characteristics and etiology of hospitalized pediatric community-acquired pneumonia in Taiwan", J Formos Med Assoc, pp.
3. Esposito S, Bianchini S, Gambino M, Madini B, et al, (2016), "Measurement of lipocalin-2 and syndecan-4 levels to differentiate bacterial from viral infection in children with community- acquired pneumonia", BMC Pulm Med, 16 (1), pp. 103.
4. Harris M, Clark J, Coote N, Fletcher P, et al, (2011), "British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in children: update 2011", Thorax, 66 Suppl 2 pp. ii1-23.
5. McAllister D A, Liu L, Shi T, Chu Y, et al, (2019), "Global, regional, and national estimates of pneumonia morbidity and mortality in children younger than 5 years between 2000 and 2015: a systematic analysis", Lancet Glob Health, 7 (1), pp. e47-e57.
6. Nathan A M, Teh C S J, Jabar K A, Teoh B T, et al, (2020), "Bacterial pneumonia and its associated factors in children from a developing country: A prospective cohort study", PLoS One, 15 (2), pp. e0228056. doi: 0228010.0221371/journal.pone.0228056.
7. Okomo U, Idoko O T, Kampmann B, (2020), "The burden of viral respiratory infections in young children in low-resource settings", Lancet Glob Health, 8 (4), pp. e454-e455.
8. Principi N, Esposito S, (2017), "Biomarkers in Pediatric Community-Acquired Pneumonia", Int J Mol Sci, 18 (2), pp. 447. doi: 410.3390/ijms18020447.
9. Williams D J, Zhu Y, Grijalva C G, Self W H, et al, (2016), "Predicting Severe Pneumonia Outcomes in Children", Pediatrics, 138 (4), pp. 20161019. doi: 20161010.20161542/peds.20162016-20161019.
10. WHO, (2013), Pocket book of Hospital care for children - Guidelines for the Management of common childhood illnesses, World Health Organization, pp.
11. Marcelo C S, Paulo J C M, Renato T S. Pneumonia in children In: Wilmott R W, Kendig’s Disorders of the Respiratory Tract in Children. 9th ed. PA: Elsevier, pp. 1597-1644.