KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ THAM GIA CÁC ĐỘI HÌNH PHÒNG CHỐNG DỊCH NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh COVID-19 do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc trang bị kiến thức kiểm soát lây nhiễm cho sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, một trong các lực lượng trực tiếp tham gia hỗ trợ phòng chống dịch là hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ sinh viên có kiến thức đạt về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định số 5188/QĐ-BYT và sự khác nhau về kiến thức giữa các ngành đào tạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tuyến trên 292 đối tượng sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tham gia các đội hình phòng chống dịch năm 2021. Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đạt về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là 88,4%; nguyên tắc, biện pháp kiểm soát lây nhiễm SARS- CoV-2 đạt 96,2%; các quy định phân luồng, sàng lọc, cách ly người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 đạt 95,9%; thiết lập khu vực, buồng cách ly đạt 91,1%; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đạt 82,2%; quy trình vệ sinh tay đạt 80,8%; xử lý dụng cụ đạt 43,8%; xử lý đồ vải đạt 94,2%; vệ sinh, khử khuẩn bề mặt môi trường 97,6%; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện vận chuyển người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 đạt 99%; xử lý chất thải đạt 98,3%. Có mối liên quan giữa ngành học với kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn, sụ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Đa số các sinh viên có kiến thức đạt về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn lây nhiễm SARS- CoV-2 tại cơ sở khám, chữa bệnh (88,4%). Các đối tượng sinh viên Y đa khoa có kiến thức cơ bản về nguyên tắc, biện pháp kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 tốt hơn so với các lớp khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, vi-rút SARS-CoV-2 (COVID-19), kiểm soát nhiễm khuẩn, sinh viên
Tài liệu tham khảo
2. CDC Việt Nam (2021), Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, kiểm soát biến chủng mới Omicron.
3. Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19 (2021), Tình hình dịch cả nước
4. Lê Minh Đạt (2020), “Kiến thức, thái độ của sinh viên đại học Y Hà Nội đối với COVID-19, năm 2020: một khảo sát nhanh trực tuyến”, Tạp chí Y học dự phòng, 30(3), tr.18-26.
5. Nguyễn Thị Thu Hà (2020), “Đánh giá kiến thức và khảo sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Quân Y 103”.
6. Nguyễn Thanh Hà (2022), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2021”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Bệnh viện, tr.12-43.
7. Phạm Đức Long (2018), “Kiến thức của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các trạm y tế xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2017”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, 1(2), tr.30-35.
8. Trần Thị Nga (2021), “Kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế Bệnh viện Y dược Cổ truyền Sơn La năm 2020”, Tạp chí nghiên cứu y học, 144 (8), tr.85-90.
9. Adil Abalkhail (2021), “Hand Hygiene Knowledge and Perception among the Healthcare Workers during the COVID-19 Pandemic in Qassim, Saudi Arabia: A Cross-Sectional Survey”, Healthcare, vol 9, iss. 12, 1627, pp.1-10.
10. B. Allegranzi, D. Pittet (2010), “Role of hand hygiene in healthcare-associated infection prevention”, Journal of Hospital Infection (2009), vol 73, iss. 4, pp. 305-315.
11. Mohammad Ali Hossain (2021), “Healthcare Workers' Knowledge, Attitude, and Practice Regarding Personal Protective Equipment for the Prevention of COVID-19”, Journal of Multidisciplinary Healthcare, vol 14, pp. 229-238.
12. Zaina Al Maskari (2020), “Characteristics of healthcare workers infected with COVID-19: A cross-sectional observational study”, International Journal of Infectious Diseases, 102, pp.32-36.
13. Martin Novák (2020), “Impact of hand hygiene knowledge on the hand hygiene compliance”, Medicinski Glasnik, vol 17, no. 1, pp.194-199.
14. Khaled Seetan (2021), “Assessment of Knowledge, Attitude and Practices toward Infection Control Measures among Medical Students”, Journal of Research in Medical and Dental Science, vol 9, iss 8, pp.185-191.
15. WHO (2019), WHO guidelines on hand hygiene in healthcare.