TÍNH ĐẦY ĐỦ, KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TRỰC TUYẾN TRÊN HỆ THỐNG QUẢN LÝ GIÁM SÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TẠI TỈNH VĨNH LONG NĂM 2022

Nguyễn Trương Duy Tùng1,, Trần Cẩm Linh2, Lê Thị Kim Ánh3
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Long
2 Trung tâm Y tế huyện Long Hồ
3 Trường Đại học Y tế công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm (eCDS) được triển khai từ năm 2016 nhưng tính đầy đủ và tính kịp thời của báo cáo bệnh truyền nhiễm còn thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời của báo cáo trực tuyến trên Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Vĩnh Long năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại 27/126 cơ sở y tế bao gồm hệ công lập và hệ tư nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng cách đánh giá thông tin thu thập từ 545 báo cáo trường hợp bệnh (THB), 528 báo cáo tuần, 120 báo cáo tháng và 36 báo cáo ổ dịch được ghi nhận trên hệ thống quản lý giám sát báo cáo bệnh truyền nhiễm (eCDS) và được đánh giá thông qua bảng kiểm các tiêu chuẩn về tính kịp thời, đầy đủ. Kết quả: Tính kịp thời: có 38,9% trường hợp bệnh báo cáo đúng hạn; 83,7% báo cáo tuần đúng hạn, 50,8% báo cáo tháng đúng hạn và 2,6% báo cáo ổ dịch đúng hạn. Tính đầy đủ: Đối với trường thông tin: báo cáo trường hợp bệnh đạt tỷ lệ 76,7%; báo cáo tuần đạt tỷ lệ 100%; báo cáo tháng đạt tỷ lệ 100%; báo cáo ổ dịch đạt tỷ lệ 91,7%; Đối với số lượng báo cáo đủ thông tin: báo cáo trường hợp bệnh đạt tỷ lệ 0%; báo cáo tuần đạt tỷ lệ 100%; báo cáo tháng đạt tỷ lệ 100%; báo cáo ổ dịch đạt tỷ lệ 13,9%; Hệ số xác minh (VF): báo cáo trường hợp bệnh có giá trị 1,3; báo cáo tuần có giá trị 1; báo cáo tháng có giá trị 1; báo cáo ổ dịch có giá trị 1. Kết luận: Tính đầy đủ và kịp thời của báo cáo trực tuyến trên hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 về việc Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Đỗ Kiến Quốc và cộng sự (2017), Thực trạng triển khai hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trực tuyến tại khu vực phía Nam năm 2017. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27(Số 11 - 2017), tr.385.
3. Lã Tiến Sơn (2017), Đánh giá hoạt động báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT tại huyện Việt Yên và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2016, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
4. Nguyễn Mạnh Tuấn và cộng sự (2019), Thực trạng hệ thống thông tin cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng tại tỉnh Quảng Ninh năm 2019. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Tập 3(Số 4-2019), tr.99-107.
5. G. W. Rutherford (1998), Public health, communicable diseases, and managed care: Will managed care improve or weaken communicable disease control?. Am J Prev Med, 14(3 Suppl), pp. 53-59.
6. H. N. Perry và các cộng sự. (2007), Planning an integrated disease surveillance and response system: a matrix of skills and activities. BMC Med, 5, pp.24.
7. N. Fadaei Dehcheshmeh và các cộng sự. (2016), Survey of Communicable Diseases Surveillance System in Hospitals of Iran: A Qualitative Approach. Glob J Health Sci, 8(9), pp.44-57.
8. R. A. Jajosky và S. L. Groseclose (2004), Evaluation of reporting timeliness of public health surveillance systems for infectious diseases. BMC Public Health, 4, pp.29.
9. R. Abiy và các cộng sự. (2018), A Comparison of Electronic Medical Record Data to Paper Records in Antiretroviral Therapy Clinic in Ethiopia: What is affecting the Quality of the Data?. Online J Public Health Inform, 10(2), pp.212.
10. Senait Kebede và các cộng sự. (2011), Strengthening systems for communicable disease surveillance: creating a laboratory network in Rwanda. Health Research Policy and Systems, 9(1), pp.27.