GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA THANG ĐIỂM AIMS65 Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN

Lưu Trọng Nghĩa1,, Huỳnh Hiếu Tâm 1
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân xơ gan. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tỷ lệ tái xuất huyết và tử vong do biến chứng này còn khá cao. Vì vậy, việc đánh giá tiên lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chẩn đoán và điều trị, cải thiện đáng kể tiên lượng và tử vong cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị tiên lượng của thang điểm AIMS65 ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 130 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả: Đa số bệnh nhân là nam giới (75,38%), với tuổi trung bình là 52,02±12,2. Điểm số AIMS65 có giá trị trung bình là 1,99±1,18. Giá trị điểm cắt của thang điểm AIMS65 trong tiên lượng tái xuất huyết là 2,5, diện tích dưới đường cong ROC là 0,864, với độ nhạy 90,0% và độ đặc hiệu 73,64% (p<0,0001) và tiên lượng tử vong là 2,5, AUC=0,864 với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 76,85% (p<0,0001). Kết luận: Thang điểm AIMS65 có giá trị tiên lượng xuất huyết tái phát và tử vong tốt ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Bệnh nhân có điểm AIMS65 từ 3 điểm trở lên có nguy cơ cao vì vậy cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. 3. Nguyễn Thị Nhung, Phan Trung Nam, Trần Văn Huy, (2019), “Giá trị phối hợp thang điểm AIMS65 và chỉ số MELD trong tiên lượng sớm ở bệnh nhân xơ gan xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản”, Tạp chí Y Dược học- Trường Đại học Y Dược Huế, 9(1), tr.35-40.
2. 2. Huỳnh Thanh Trúc, (2019), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su ở bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ”, Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr.51-72.
3. 1. Huỳnh Nguyễn Đăng Trọng, (2017), “Giá trị thang điểm AIMS65 trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa”, Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.40-63.
4. Graham D. Y., Smith J. L. (1981), “The course of patients after variceal hemorrhage”, Gastroenterology, 80(4), pp.800-9.
5. de Franchis R., Primignani M. (2001), “Natural history of portal hypertension in patients with cirrhosis”, Clin Liver Dis, 5(3), pp.645-63
6. Robertson M, Ng J, Abu Shawish W, Swaine A, et al. (2019), “Risk m stratification in acute variceal bleeding: Comparison of the AIMS65 score to established upper gastrointestinal bleeding and liver disease severity risk stratification scoring systems in predicting mortality and rebleeding”, Dig Endosc, 32(5), pp.761-768.
7. Elsayed E. Y., Riad G. S., Keddeas M. W (2010), “Prognostic Value of MELD Score in Acute Variceal Bleeding”, Reasercher, 2(4), pp.22-27.
8. Cyriac Abby Philips, Sahney A, (2016), “Oesophageal and gastric varices: historical aspects, classification and grading: everything in one place”, Gastroenterology Report, 4(3), pp.186-195.
9. Reverter E. Tandon P., Augustin S., et al. (2014), “A MELD-based model to determine risk of mortality among patients with acute variceal bleeding”, Gastroenterology, 146(2), pp.412-19.
10. Motola-Kuba M., Arzate A.E., (2016), “Validation of prognostic scores for clinical outcomes in cirrhotic patients with acute variceal bleeding”, Annasl of Hepatology, 15(6), pp.895-901.
11. Gamal S. El-Deeb M S E-H, Mahmoud S. Abdel-Hakeem, (2018), “Prognostic value of AIMS65 score in patients with chronic liver diseases with upper gastrointestinal bleeding”, Menoufa Medical Journa, 31 pp.317-323.
12. Saltzman J R, Tabak Y P, Hyett B H, Sun X, et al. (2011), “A simple risk score accurately predicts in-hospital mortality, length of stay, and cost in acute upper GI bleeding”, Gastrointest Endosc, 74 (6), pp.1215-1224.