NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CỦA LÁ CÂY THÙ LÙ CẠNH (FOLIUM PHYSALIS ANGULATA L.)

Nguyễn Huỳnh Kim Ngân1, Nguyễn Văn Cường2, Nguyễn Trần Mẫn3, Nguyễn Thị Ngọc Vân3,
1 Công ty TNHH Tentamus Việt Nam
2 Trường Cao Đẳng Y Tế Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cây Thù lù cạnh (Physalis angulata L.) là một loài cây mọc hoang dại mọc ở các bờ ruộng, bờ đê hoặc những nơi bỏ hoang từ Bắc vào Nam. Đây là cây thực vật được sử dụng lâu đời và có rất nhiều tác dụng theo y học dân gian như điều trị cảm sốt, viêm họng, ho nhiều đờm, nhọt vú, đinh độc, đau bìu ở nam giới. Loài cây này còn được dùng để trị các bệnh sốt do siêu vi, sốt xuất huyết, sởi, hồng ban, thủy ban, thủy đậu, bệnh tay chân miệng. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu lá cây Thù lù cạnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu lá cây Thù lù cạnh (Physalis angulata L.). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu dùng cho nghiên cứu là lá cây Thù lù cạnh (Physalis angulata L.) thu hái tại Kiên Giang được xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam V. Kết quả: Đã xây dựng thành công bộ tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu lá cây Thù lù cạnh (Physalis angulata L.)  gồm: Cảm quan, vi phẫu, soi bột, độ ẩm, tro toàn phần, tro không tan trong acid, kim loại nặng, độc tố vi nấm aflatoxin, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, định tính bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) và định lượng bằng quang phổ UV-Vis. Kết luận: Bộ tiêu chuẩn cơ sở nhằm ứng dụng trong việc kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng của loài nguyên liệu lá cây Thù lù cạnh có tiềm năng trở thành dược liệu trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ayodhyareddy P, Rupa P. “Ethno Medicinal, Phyto Chemical and Therapeutic Importance of Physalis angulata L.: A Review”, International Journal of Science and Research. (2016). 5, pp. 2122 – 2127
2. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2017.
3. Đỗ Huy Bích và cộng sự. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.(2006). trang 792-793.
4. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y Học. 2021. Tập II.
5. Cobaleda-Velasco M, Alanis-Bañuelos RE, and et al, “Phenolic profiles and antioxidant properties of Physalis angulata L. as quality indicators”, Journal of Pharmacy &
Pharmacognosy Research. (2017). 5 (2), pp. 114-128
16. Donkor AM, Glover RLK, and et al.“Antibacterial activity of the fruit extract of Physalis angulata and its formulation”, J Med and Biomed Sci. (2012). 1(4), pp. 21-26.
7. Trương Thị Đẹp. Thực vật dược, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội. 2007.
8. Saavedra, J. D. C. M., Zaragoza, and et al. “Agromorphological characterization of wild and weedy populations of Physalis angulata in Mexico”. Scientia horticulturae. (2019). 246, 86-94.
9. Sanger, S., Nicklen, S., and Coulson, A.R. “DNA sequencing with chain-terminating inhibitors”. Proc Natl Acad Sci U S A. (1977). 74 (12): 5463–5467.
10. Nguyễn Đức Toàn. Bài báo cáo “Đăng ký thuốc dược liệu: Tiêu chuẩn chất lượng”.(2016).