TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TĂNG HUYẾT ÁP VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Lê Trường Giang1, Nguyễn Thị Ngọc Vân2,, Lê Thanh Tâm3, Trần Hoàng Thúy Phương4
1 Trường Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Hiện nay có nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Việc phối hợp thuốc và sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý là điều cần thiết để đạt được huyết áp mục tiêu và giảm được các yếu tố nguy cơ về tim mạch. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng thuốc, kết quả điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 375 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có chẩn đoán tăng huyết áp. Đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp dựa vào giá trị huyết áp của bệnh nhân đạt được khi ra viện theo khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Hội Tim mạch học Việt Nam 2018. Kết quả: Có 7 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng trong mẫu nghiên cứu. Nhóm chẹn kênh canxi và ức chế thụ thể chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,3% và 83,7%. Phác đồ đơn trị chiếm 19,4%. Phác đồ phối hợp hai thuốc chiếm 52,2% và nhóm phối hợp bốn thuốc chiếm 4,6%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện là 86,9 %. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ phối hợp có (87,1%) đạt huyết áp mục tiêu cao hơn so với những bệnh nhân sử dụng phác đồ đơn trị (86,3%). Kết luận: Sự kết hợp thuốc trong điều trị góp phần cải thiện chỉ số huyết áp và kết quả điều trị tốt.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cục Y tế dự phòng (2016), Công bố kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, Hội thảo Công bố kết quả điều tra quốc gia Yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm trong năm 2015 tại Việt Nam.
2. Hội tim mạch học Việt Nam (2021), Tóm lược khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp VNHA/VSH 2021.
3. Đoàn Thị Thu Hương (2015), “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường type 2 tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Đinh Thị Ngọc Quyên (2017), “Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh”, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Cao Trường Sinh (2014), “Đánh giá tình hình kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não”, Tạp chí Y học thực hành, 914(4), tr.176-179.
6. Nguyễn Hồng Sơn (2012), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Dầu Giây huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai”, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Trần Thiện Thanh (2014), “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2 tại khoa Nội Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
8. Trịnh Lệ Trang (2021), “Nghiên cứu tình hình phối hợp thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm Đái tháo đường type 2 điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế thị xã Vĩnh Châu năm 2020”, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
9. Đặng Thị Thu Trang và cộng sự (2013), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại phòng khám tư vấn, kiểm soát tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch do tăng huyết áp - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang”, Tạp chí Y học thực hành, 873(6), tr.146-148.
10. Trần Văn Trung (2014), “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân Đái tháo đường tại khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
11. Bryan Williams, et al. (2018), “2018 ESC/ESH Guidelines for the management of arterial hypertension”, European Heart Journal, pp.1-98.