ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẠO VÔI RĂNG VÀ METROGYL DENTA Ở BỆNH NHÂN VIÊM NƯỚU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm nướu là một bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng (trên 80% dân số) và có thể điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng và Metrogyl Denta. Số nghiên cứu về phương pháp này ở Việt Nam còn ít. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng viêm nướu và đánh giá kết quả điều trị viêm nướu bằng phương pháp cạo vôi răng và Metrogyl Denta. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng, mù đôi trên 68 bệnh nhân viêm nướu đến khám và điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng và Metrogyl Denta tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm số lẻ dùng giả dược (nhóm chứng), nhóm số chẵn dùng Metrogyl Denta (nhóm MET). Cả hai nhóm được tái khám và cạo vôi răng. Kết quả: Sau 1 tuần, chỉ số vệ sinh răng miệng (OHI-S)của nhóm chứng giảm 2,3 %, và sau 2 tuần giảm 69% và giảm còn 67% khi kết thúc nghiên cứu, còn ở nhóm MET trong tuần đầu tiên giảm 16% và sau 2 tuần giảm 90% và tiếp tục giảm 95% khi kết thúc nghiên cứu. Đối với tình trạng viêm nướu (GI), sau 1 tuần nhóm MET giảm 25%, sau 2 tuần giảm 55% và sau 3 tuần điều trị giảm còn 79% trong khi nhóm chứng trong tuần đầu tiên tăng 2,8%, sau 2 tuần chỉ giảm 19% và sau 3 tuần điều trị giảm 44%. Sự khác biệt các chỉ số GI,OHI-S ở thời điểm ban đầu so với 2 tuần và 3 tuần có ý nghĩa thống kê với p<0,05(kiểm định Paired-Samples T-Test). Kết luận: Cạo vôi răng kết hợp thoa Metrogyl Denta giúp giảm mức độ viêm và cải thiện nhanh triệu chứng lâm sàng của nướu, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cạo vôi răng, Metrogyl Denta, viêm nướu
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thị Quỳnh Như (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm nướu bằng Metrogyl Denta ở Bệnh viện Y Dược Huế”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Huế, tr.1-46.
3. Nguyễn Bích Vân (2021), Nha chu học- tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr.46-250.
4. Maryam Panhwar (2021), “Effectiveness of Chlorhexidine and Metronidazole Gels in the management of gingivitis. A clinical trial”, Journal of Pak J. Med Science, September - October 2021 Vol. 37 No. 5, pp.1425-1429.
5. Pradeep A.R., Minal Kumari, Priyanka N. (2012), “Efficacy of Chlorhexidine, Metronidazole and Combination Gel in the Treatment of Gingivitis – A Randomized Clinical Trial”, Journal of Intenatinonal Academy of Periodontology, pp.91-96.
6. Pramod Kumar Yadav, Sabyasachi Saha, Sanjay Singh et al. (2017), “Oral health status and treatment needs of asthmatic children aged 6-12 years in lucknow”, Jounal of India Association of Pucblic Health Dentistry, 15(2), pp.122-126.
7. Pujan Acharya, Manoj Kumar, Cs Saimbi (2019), “Clinical Evaluation of Topical Metronidazole and Chlorhexidine Gel follwing Scaling and Root Planing in Patients with Chronic Periodontitis”, Journal of Medical Sciences- Nepal, Original Research Article, 15(1), pp.10-17.
8. Sheikh Bilal Badar, Kamil Zafar (2019), “Comparative evaluton of Chlorhexidine, Metronidazole and combination gels on gingivitis: A randomized clinical trial”, International Jounal of Sugery Protocols, Vol.14, pp.30-33.
9. Syed Mustafa Al Hussaini (2016), “A study on the dental problems of school children”, International Jounal of Community Medicine and Public Health, 3(5), pp.1090-1095.
10. Seby J. Gardens, Abdul-Aziz Abdullah Al Kheraif (2014), “The prevalence of malocclusion and its association with dental caries among 12-18 year-old disabled adolescents”, Jounal of BMC Oral Health, 14(123), pp.44-52.
11. Wijnand J. Teeuw, Victor E.A. Gerdes, Bruno G. Loos (2010), “Effect of periodontal treatment on glycemic control of diabetic patient”, Jounal Diabetes Care, 33(2), pp.421-427.