ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ CHE PHỦ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG CỦA MÀNG TIM HEO VÔ BÀO TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Màng tim heo vô bào (Decellularized porcine pericardium – dPP) là vật liệu lý tưởng sử dụng làm màng ngăn nha khoa. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc tính sinh học và ngăn chặn xâm nhập của màng dPP sản xuất trong nước trong điều kiện in vitro. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Màng dPP được cung cấp bởi tác giả Trần Lê Bảo Hà. Tính tương hợp in vitro được đánh giá theo ISO 10993-5 trên tế bào nguyên bào sợi nướu người (Human gingival fibroblasts – hGF) và tương hợp in vivo được đánh giá theo ISO 10993-6 trên mô hình chuột nhắt trắng Mus musculus var. Albino (n=3). Thử nghiệm ngăn chặn tế bào: tế bào hGF được cấy lên màng đáy giếng transwell có phủ màng dPP (104 tế bào/giếng). Sau 1 ngày, tiến hành đánh giá sự xâm nhập tế bào qua màng đáy. Kết quả: Sau khi tiếp xúc với dịch chiết dPP, tế bào hGF vẫn duy trì hình dạng thon dài, rất ít tế bào bong khỏi bề mặt nuôi và tỉ lệ tế bào sống 90.33 ± 11.33%, theo ISO 10993-5 thì màng dPP không gây độc cho tế bào (n=3). Sau 1 tháng ghép dưới da chuột, màng dPP vẫn duy trì toàn vẹn, không gây đáp ứng viêm tại vị trí ghép và toàn bộ cơ thể chuột (n=3) theo ISO 10993-6. Kết quả nhuộm mô học cho thấy không có hiện tượng tê bào hGF xuyên qua màng đáy có phủ với màng dPP (n=3). Kết luận: Màng dPP không gây độc với tế bào, nguyên vẹn trong cơ thể chuột và không kích thích đáp ứng viêm và ngăn chặn sự xâm nhập tế bào hGF.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Màng tim vô bào, màng collagen, độc tính tế bào, tương hợp sinh học in vivo, sự xâm nhập tế bào
Tài liệu tham khảo
2. Chi C S., Andrade D B., Kim S G., Solomon C S. (2015), “Guided tissue regeneration in endodontic surgery by using a bioactive resorbable membrane”, J Endod, 41, pp. 559-562.
3. David M. Morgan (1998), “Tetrazolium (MTT) assay for cellular viability and activity”, Methods Mol Biol, 79, pp.179-83.
4. Gaia Pellegrini, Giorgio Pagni, Giulio Rasperini (2013), “Surgical Approaches Based on Biological Objectives: GTR versus GBR Techniques”, Int J Dent , 521547.
5. Ha Le Bao Tran, Trang Thi Huyen Dinh, My Thi Ngoc Nguyen, Quan Minh To, Anh Tho Tuan Pham (2016), “Preparation and characterization of acellular porcinepericardium for cardiovascular surgery”, Turkish Journal of Biology, 40, pp.1243-1250.
6. Hom-Lay Wang, Lakshmi Boyapati (2006), “"PASS" principles for predictable bone regeneration”, Implant Dent, 15, pp.8-17.
7. Jordi Pijuan, Carla Barceló, David F Moreno, et al. (2019), “In vitro Cell Migration, Invasion, and Adhesion Assays: From Cell Imaging to Data Analysis”, Frontiers in Cell and Developmental Biology, 14, 7, 107.
8. Juan Jose Barcia (2007), The Giemsa stain: its history and applications, Int J Surg Pathol, 15, pp.292-296.
9. Nguyen MTN, Tran HLB (2018), “Effect of Modified Bovine Pericardium on Human Gingival Fibroblasts in vitro”, Cells Tissues Organs, 206, pp.296-307.
10. Nguyen MTN, Doan VN, Tran HLB (2019), “In vitro study on chondrogenic differentiation of human adipose-derived stem cells on treated bovine pericardium”, Turk J Biol, 43, pp.360-370.
11. Yunia D R, Yasunori A, Akihiro F, Kiyoshi Ks (2013), “Current barrier membranes: titanium mesh and other membranes for guided bone regeneration in dental applications”, J Prosthodont Res, 57, pp.3-14.