NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ CỦA CÁC THAI PHỤ THỪA CÂN, BÉO PHÌ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Nguyễn Xuân Mỹ1,, Nguyễn Hữu Dự1, Ngũ Quốc Vĩ 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Tỷ lệ thai phụ thừa cân, béo phì hiện nay ngày càng tăng, điều này gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nhằm tìm hiểu đặc điểm của các thai phụ thừa cân, béo phì để đưa ra những khuyến cáo có lợi cho thai phụ cũng như giảm những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ bị thừa cân, béo phì và đánh giá kết cục thai kỳ của các thai phụ thừa cân, béo phì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả trên 107 thai phụ thừa cân béo phì thời điểm ≤ 8 tuần. Sau đó, theo dõi và đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục của thai phụ thời điểm nhập viện sinh. Kết quả: Tỷ lệ béo phì 52,8% và thừa cân 40,2%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nhóm tuổi <35 là 71% và ở nhóm ≥35 tuổi là 29%. Monitoring nhóm I chiếm tỷ lệ 94,3%, không có monitoring nhóm III. Có 87,9% trường hợp mổ lấy thai và 12,1% sinh đường âm đạo. Tỷ lệ băng huyết sau sanh là 1,8%, tỷ lệ nhiễm trùng sau sinh là 1,8%. Trẻ sơ sinh có trọng lượng <3000gram chiếm 21,5% và 4,7% trẻ có trọng lượng ≥4000gram. Có 3,7% (4 trường hợp) trẻ sơ sinh phải được chăm sóc tại khoa sơ sinh  Kết luận: Tỷ lệ thai phụ thừa cân, béo phì ngày càng tăng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, và ngày càng trẻ hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), “Đái tháo đường thai kỳ”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr 139-140.
2. Nguyễn Thị Màu, Nguyễn Quốc Tuấn (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ ở các sản phụ thừa cân béo phì tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2017-2018, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 13-14 năm 2018, tr. 102-106
3. Nguyễn Quốc Tuấn (2015), Ảnh hưởng của béo phì đến thai kỳ, Tạp chí Y học sinh sản - Thai kỳ và các bệnh lý về nội tiết-chuyển hóa, tr.47-52
4. Chu Chin Lim & FRCOG (2015), Obesity in pregnancy, Best Practice & Research Clinical Obstetrics and Gynaecology, 29, pp. 309-319
5. Ghimire, P. R., Akombi-Inyang, B. J., Tannous, C., & Agho, K. E. (2020). Association between obesity and miscarriage among women of reproductive age in Nepal, Plos one, 15(8).
6. Grieger, J. A., Hutchesson, M. J., Cooray, S. D., Bahri Khomami, M., Zaman, S., Segan, L.,Moran, L. J. (2021), A review of maternal overweight and obesity and its impact on cardiometabolic outcomes during pregnancy and postpartum, Therapeutic Advances in Reproductive Health, 15
7. Johannes Stubert (2018). The Risks Associated With Obesity in Pregnancy, Dtsch Arztebl Int, 115(16), pp. 276-83
8. Ward, M. C., Agarwal, A., Bish, M., James, R., Faulks, F., Pitson, J., Mnatzaganian, G. (2020), Trends in obesity and impact on obstetric outcomes in a regional hospital in Victoria, Australia, Australian and New Zealand Journal of Obstetrics and Gynaecology, 60(2), pp.204-211.
9. Yang, Z. Phung, H, Freebairn, L, Sexton, R, Raulli, A, & Kelly, P, (2019), Contribution of maternal overweight and obesity to the occurrence of adverse pregnancy outcomes, Australian and New Zealand Journal of Obstetrics and Gynaecology, 59(3), pp.367-374