ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÚN ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG SINH HỌC KHÔNG BÓNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lún đốt sống do loãng xương là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên đau lưng ở người lớn tuổi. Điều trị bơm xi măng sinh học vào đốt sống được xem là cách điều trị ít xâm lấn và mang lại hiệu quả cao cho bệnh lý này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh lún đốt sống do loãng xương bằng phương pháp phẫu thuật bơm xi măng sinh học tại Cần Thơ từ 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 35 bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đánh giá kết quả hồi phục sau 24 giờ và sau theo dõi 3 tháng theo thang điểm đau hiển thị VAS và thang điểm Macnab. Kết quả: Tuổi trung bình là 69,91±10,70 tuổi. Tỉ lệ nữ/nam là 6/1. Mức độ lún đốt sống theo Genant (lún độ 1 là 65,26%, lún độ 2 là 28,06%, lún độ 3 là 6,68%. Kết quả sau mổ 24 giờ (thang điểm VAS) 3,97±0,71 điểm. Kết quả phẫu thuật sau 3 tháng: 71% rất tốt, 26% tốt, 3% trung bình, không có trường hợp nào xấu. Kết luận: Gãy lún thân đốt sống ở bệnh nhân loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi. Kết quả phẫu thuật sau theo dõi 3 tháng hồi phục tốt hơn sau mổ 24 giờ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loãng xương, thang điểm VAS, bơm xi măng sinh học không bóng, phân độ gãy lún đốt sống theo Genant
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Sơn, Vi Trường Sơn (2013), “Kết quả bước đầu điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học tại khoa Ngoại thần kinh-Lồng ngực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ”, Y học thực hành, số 1, tr.134-136.
3. Phạm Minh Thông, Phạm Mạnh Cường (2008), “Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống bệnh lý”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 1, tr.62-68.
4. Khúc Văn Trung, Nguyễn Vũ Hoàng (2018), “Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm cement sinh học qua da tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
5. Breivik Harald, PC Borchgrevink, SM Allen, et al. (2008), Assessment of pain. British Journal of Anaesthesia, 101(1), pp.17-24.
6. Genant Harry K, Chun Y Wu, Cornelis van Kuijk, et al. (1993), “Vertebral fracture assessment using a semiquantitative technique”, Journal of bone and mineral research, 8(9), pp.1137-1148.
7. Ho-Pham LT, Nguyen TV (2017), “The Vietnam Osteoporosis Study: Rationale and design”, Osteoporos Sarcopenia, Vol. 3(2), pp. 90-97.
8. Jinjin Zhu, et al. (2020), “Bioactive poly (methyl methacrylate) bone cement for the treatment of osteoporotic vertebral compression fractures”, Theranostics 2020, Vol. 10, Issue 14.
9. K.-S. Tsai, et al. (1996), “Prevalence of Vertebral Fractures in Chinese Men and Women in Urban Taiwanese Communities”, Calcif Tissue Int, 59(4), pp.249-253.
10. Limin Tian, et al. (2017), “Prevalence of osteoporosis and related lifestyle and metabolic factors of postmenopausal women and elderly men A cross-sectional study in Gansu province, Northwestern of China”, Medicine, Vol. 96:43.
11. Mathis, J.M, et al. (2001), “Percutaneous vertebroplasty: a developing standard of care for vertebral compression fractures”, American journal of neuroradiology. 22(2), pp. 373-381.
12. McGirt Matthew J, Scott L Parker, Jean-Paul Wolinsky, et al. (2009), “Vertebroplasty and kyphoplasty for the treatment of vertebral compression fractures: an evidenced-based review of the literature”, The Spine Journal, 9 (6), pp. 501-508.
13. Mori, S., et al. (1993), Factors affecting peak bone mass in Japanese female. In 4th International Symposium on Osteoporosis (Proceedings).
14. Voormolen MH, Mali WP, et al. (2007), “Percutaneous vertebroplasty compared with optimal pain medication treatment: short-term clinical outcome of patients with subacute or chronic painful osteoporotic vertebral compression fractures”, AJNR Am J Neuroradiol, 28, pp. 555-60.