GIÁ TRỊ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG PHỐI HỢP PHƯƠNG PHÁP CYPREP PAP TEST VÀ XÉT NGHIỆM HPV REALTIME PCR Ở PHỤ NỮ KHÁM PHỤ KHOA TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ PHƯƠNG CHÂU NĂM 2021-2022

Lê Trung Tín1,, Nguyễn Hồng Phong2
1 Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ dương tính và tính giá trị của từng phương pháp Cyprep Pap test, HPV realtime PCR và phối hợp cả hai phương pháp này (Co-testing) trong tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 911 phụ nữ từ 18-65 tuổi đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu từ tháng 4/2021 đến tháng 2/2022. Kết quả: Tỷ lệ dương tính Cyprep Pap test là 1,32%; tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện bằng kỹ thuật Realtime PCR là 14,27%; tỷ lệ kết quả bất thường bằng phương pháp Co-testing là 14,49%. Phương pháp Cyprep Pap test có độ nhạy là 87,50%; độ đặc hiệu là 95,18%; giá trị tiên đoán dương là 63,63%; giá trị tiên đoán âm là 98,75%. Xét nghiệm HPV Realtime PCR có độ nhạy là 87,50%; độ đặc hiệu là 56,62%; giá trị tiên đoán dương là 16,27%; giá trị tiên đoán âm là 97,91%. Phương pháp Co-testing có độ nhạy là 100%; độ đặc hiệu là 55,42%; giá trị tiên đoán dương là 17,78%; giá trị tiên đoán âm là 100%. Kết luận: Lựa chọn xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Co-testing sẽ hiệu quả về giá trị tầm soát cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2019), Đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019-2025, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Trương Thị Kim Hoàn (2019), "Giá trị tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP, HPV, phối hợp PAP và HPV (Co-testing) tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Bình Dương", Tạp chí Phụ sản, 16 (4), tr. 88 - 91.
5. Trần Thị Liên Hương, Lê Hồng Cẩm (2014), "Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18‐60 tuổi tại huyện khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa", Y Học TP Hồ Chí Minh, 18 (1), tr. 1-7.
6. Phạm Văn Lình (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học sức khỏe, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr. 92 - 93.
7. Lâm Đức Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2015), "Khảo sát đặc điểm của các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tại thành phố Cần Thơ", Tạp chí Phụ sản, 13 (1), tr. 64 - 69.
8. Huỳnh Văn Tú, Mai Tiến Thành, Nguyễn Bích Hà (2016), "Tỉ lệ pap bất thường, HPV dương tính và yếu tố liên quan ở phụ nữ sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh", Y Học TP Hồ Chí Minh, 20 (6), tr. 468 - 474.
9. Myunghee Kang, Seung Yeon Ha, Hyun Yee Cho, et al (2020), "Comparison of papanicolaou smear and human papillomavirus (HPV) test as cervical screening tools: can we rely on HPV test alone as a screening method? An 11-year retrospective experience at a single institution", Journal of pathology and translational medicine, 54 (1), pp. 112-118.
10. Ritu Nayar, David C. Wilbur (2015), The Bethesda System for Reporting Cervical Cytology (Third Edition), © Springer International Publishing, Switzerland.
11. Elie Nkwabong, Ingrid Laure Bessi Badjan, Zacharie Sando (2019), "Pap smear accuracy for the diagnosis of cervical precancerous lesions", Trop Doct, 49 (1), pp. 34-39.
12. World Health Organization (2020), Global strategy to accelerate the elimination of cervical cancer as a public health problem, World Health Organization ©, Geneva.