NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU HỘI CHỨNG HELLP Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021

Bành Dương Yến Nhi1,, Đàm Văn Cương1, Ngũ Quốc Vĩ1, Chung Cẩm Ngọc 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Hội chứng HELLP gồm tán huyết, tăng men gan và giảm số lượng tiểu cầu là một bệnh cảnh đe dọa tính mạng được xem như biến chứng của bệnh lý Tiền sản giật (TSG) nặng. Hiện nay có nhiều phương pháp để sàng lọc và chẩn đoán bệnh lý TSG, HELLP vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và đánh giá bước đầu kết quả điều trị hội chứng HELLP ở thai phụ TSG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu dọc, báo cáo hàng loạt ca lâm sàng trên 15 thai phụ thoả điều kiện nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Thai phụ thoả tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP được chẩn đoán xác định mắc TSG tại khoa Sản – BV Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ 01/12/2020 – 01/12/2021. Kết quả: Trong 83 thai phụ TSG nhập viện, có 15 thai phụ có hội chứng HELLP, 60% là HELLP toàn phần, bán phần chiếm 40%, tỷ lệ mang thai con rạ là 73% với triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng thượng vị, hạ sườn phải. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trung bình là 149,68±27,63mmHg và 94,84±16,91mmHg. 80% trường hợp giảm tiểu cầu và 66,7% tăng men gan. Đạm niệu trung bình khi vào viện 2,48±3,20g/l. Men gan, LDH có xu hướng tăng khi vào viện và giảm xuống sau khi chấm dứt thai kỳ. Biến chứng thường gặp nhất ở mẹ là rối loạn đông máu chiếm 71,4%. Tỷ lệ thai chết lưu và chu sinh chiếm 25%, 60% trẻ sơ sinh có APGAR 5 phút trên 8 điểm. Thời gian nằm viện trung bình là 9,14±3,66 ngày. Kết quả điều trị chung tốt 74,2%, phương pháp chấm dứt thai kỳ chủ yếu là mổ lấy thai. Kết luận: Hội chứng HELLP vẫn còn là biến chứng sản khoa nguy hiểm, hậu quả lên thai kỳ nặng nề cần được chẩn đoán và xử trí tích cực.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Hồng, Lê Minh Toàn, Trần Mạnh Linh và CS (2012), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng HELLP tại Bệnh viện Trung Ương Huế”, Tạp chí Phụ sản, tập 10 (3), tr.117-126.
2. Đỗ Thị Hương Huyền (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị tiền sản giật tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, Luận án Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2014.
3. Ngô Văn Tài (2003), “Hội chứng HELLP trong bệnh lý nhiễm độc thai nghén”, Tạp chí Nghiên cứu Y Học, 25 (5), tr.61-67.
4. Trương Thị Anh Thi (2015),”Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng biến chứng và kết quả điều trị Hội chứng HELLP ở thai phụ tại khoa Sản – Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần
Thơ năm 2014 – 2015”.
5. Huỳnh Thị Thu Thủy và CS (2011), “Rối loạn đông máu: giảm tiểu cầu trên các sản phụ có hội chứng Hellp tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2010”, Nghiên cứu Y học – Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 15, phụ bản số 4- 2011, tr.210-215.
6. Lambert G. et al. (2014), “Preeclamsia: an update”, Acta Anaesthesiol Belq, 65(4), 137-49 2, pp.32-38.
7. Rimaitis K, Grauslyte L, Zavackiene A, Baliuliene V, Nadisauskiene R, Macas A. “Diagnosis of HELLP Syndrome”, Int J Environ Res Public Health, 2019 Jan 03;16.
8. Dusse LM, Alpoim PN, Silva JT, Rios DR, Brandão AH, Cabral AC, “Revisiting HELLP syndrome”, Clin Chim Acta, 2015 Dec 07;451(Pt B):117-20.
9. Sultana R. et al. (2012), "Platelet Count In Preeclampsia", J.Dhaka Natinonal Med. Coll Hos., 18(02), pp.24-26.
10. The American College of Obstetricians and Gynecologists (2013), “Hypertension in Pregnancy, American College of Obstetricians and Gynecologists”, Washington D.C: ACOG.