TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO VĂN HÓA NGHIÊN CỨU CỦA TỔ CHỨC – PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Văn hóa nghiên cứu là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức. Để đánh giá văn hóa nghiên cứu của một tổ chức, cần có thang đo phù hợp. Xuất phát từ nhu cầu trên, chúng tôi tiến hành chuyển ngữ, đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo văn hóa nghiên cứu của tổ chức (Institutional Research Culture Scale). Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo văn hóa nghiên cứu của tổ chức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kiểm định thang đo, thực hiện trên 10 chuyên gia và 350 điều dưỡng viên. Bộ câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng phương pháp dịch xuôi và dịch ngược. Giá trị nội dung được đánh giá qua chỉ số I-CVI (Content Validity Index for Items) và S-CVI (Content Validity Index for Scales). Giá trị cấu trúc được đánh giá thông qua phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA). Độ tin cậy được đo lường bằng chỉ số Cronbach’s alpha. Kết quả: Giá trị nội dung của phiên bản tiếng Việt - thang đo văn hóa nghiên cứu được xác định qua chỉ số I-CVI >0,78 và S-CVI/Ave = 0,99. Phân tích nhân tố khám phá có 22 câu hỏi đạt hệ số tải >0,5 và chia làm 4 nhân tố gồm: Cơ sở vật chất (8 câu); Điều kiện làm việc (6 câu); Chia sẻ và hợp tác (5 câu); Giám sát và cố vấn nghiên cứu (3 câu). Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo là 0,95. Kết luận: Phiên bản tiếng Việt - thang đo văn hóa nghiên cứu của tổ chức đạt yêu cầu về tính giá trị và độ tin cậy để đánh giá văn hóa nghiên cứu của các tổ chức tại Việt Nam.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Văn hóa nghiên cứu, giá trị nội dung, giá trị cấu trúc, độ tin cậy
Tài liệu tham khảo


2. Iqbal M., Jalal S., & Mahmood M.K. Factors Influencing Research Culture in Public Universities of Punjab: Faculty Members' Perspective. Bulletin of Education and Research. 2018. 40(3), 187-200.

3. Moran H., Karlin L., Lauchlan E., Rappaport S. J., Bleasdale, B. et al. Understanding Research Culture: What researchers think about the culture they work in. Wellcome Open Research. 2020. 5(201), 201, https://doi.org/10.12688/wellcomeopenres.15832.1.


4. Jayachandran J., & Chandrasenan D. Institutional Research Culture Scale (IRCS): Development and Validation in the context of Universities in Kerala, India. In 8th International Conference on Research in Behavioral and Social Science. 2021. 47-53, doi:


10.33422/8th.icrbs.2021.07.72.

5. Beaton D.E., Bombardier C., Guillemin F., & Ferraz M.B. Guidelines for the process of crosscultural adaptation of self-report measures. Spine. 2000. 25(24), 3186-3191, doi:


10.1097/00007632-200012150-00014.

6. Sousa V.D., Rojjanasrirat W. Translation, adaptation and validation of instruments or scales for use in cross‐cultural health care research: a clear and user‐friendly guideline. Journal of Evaluation in Clinical Practice. 2011. 17(2), 268-274, https://doi.org/10.1111/j.13652753.2010.01434.x.


7. Tsang S., Royse C.F., Terkawi A.S. Guidelines for developing, translating, and validating a questionnaire in perioperative and pain medicine. Saudi Journal of Anaesthesia. 2017, 11(Suppl 1), 80-89, doi: 10.4103/sja.SJA_203_17.


8. Nguyen Q.T., Yeh M.L., Ngo L.T., Chen C. Translating and Validating the Vietnamese Version of the Health Sciences Evidence-Based Practice Questionnaire. International Journal of

Environmental Research and Public Health. 2023. 20(7), https://doi.org/10.3390/ijerph20075325


9. Polit D.F., Beck C.T. The content validity index: Are you sure you know what's being reported? Critique and recommendations. Research in Nursing & Health. 2006. 29(5), 489-497, https://doi.org/10.1002/nur.20147.


10. Amirrudin M., Nasution K., Supahar S. Effect of variability on Cronbach alpha reliability in research practice. Jurnal Matematika, Statistika dan Komputasi. 2021. 17(2), 223-230, https://doi.org/10.20956/jmsk.v17i2.11655.


