NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT NHÓM ACID PHENOLIC VÀ FLAVONOID TRONG LÁ CÂY MẮM ĐEN (AVICENNIA OFFICINALIS)

Nguyễn Văn Cường1, Nguyễn Thị Ngọc Vân
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Mắm đen (Avicennia officinalis) là một trong những cây thực vật ngập mặn trồng nhiều ở các vùng ven biển Việt Nam. Các nhóm hợp chất acid phenolic, flavonoid trong cây có nhiều tác dụng dược lý quan trọng, nổi bật là kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng ung thư. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu về phương pháp chiết xuất các nhóm hợp chất này trong lá cây. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình chiết xuất các chất nhóm acid phenolic và flavonoid có trong lá cây Mắm đen ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá cây Mắm đen được thu hái ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vào tháng 03/2022. Phương pháp chiết có hỗ trợ siêu âm được lựa chọn để tiến hành khảo sát với 6 yếu tố (dung môi chiết, tỉ lệ dung môi chiết, tỉ lệ dược liệu:dung môi, nhiệt độ chiết, thời gian chiết, số lần chiết). Hiệu quả chiết sẽ được đánh giá thông qua tổng diện tích pic của các chất nhóm acid phenolic và flavonoid bằng phương pháp HPLC đầu dò PDA. Kết quả: Dung môi chiết được lựa chọn là methanol với tỉ lệ MeOH/nước (80:20), tỉ lệ lượng dược liệu/dung môi chiết là 1:15, nhiệt độ chiết 450C, thời gian siêu âm là 20 phút và chiết lặp lại 3 lần. Kết luận: Phương pháp chiết tối ưu hai nhóm hoạt chất acid phenolic và flavonoid từ lá cây Mắm đen (Avicennia officinalis) đạt hiệu suất chiết cao (>99%) và có độ lặp lại tốt với RSD <3%. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II, NXB khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.238-239.
2. Hội đồng Dược điển (2018), Dược điển Việt Nam V, NXB Y học.
3. Ngọc Van Thi Nguyen và cộng sự (2021), “Effect of extraction solvent on total phenol, flavonoid content, and antioxidant activity of Avicennia officinalis”, Biointerface research in applied chemistry, volume 12, issue 2, 2022, 2678-2690.
4. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II, Nhà xuất bản, tr.843.
5. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.279-293.
6. Das, S.K.; Samantaray, D.; Sahoo, S.K.; Patra, J.K.; Samanta, L.; Thatoi, H. (2019), “Bioactivity guided isolation and structural characterization of the antidiabetic and antioxidant compound from bark extract of Avicennia officinalis L”. South African Journal of Botany, 125, 109-115.
7. Kaurinovic B, Vastag D (2019), “ Flavonoid and phenolic acids as potential natural antioxidants” Intech open, pp,1-4.
8. K.shanmugapriya, P.S.saravana, Harsha payal, S.Peer mohammed, Williams binnie (2011), “Antioxidant activity, total phenolic and flavonoid contents contents of artocarpus heterophyllus and manilkara zapota seeds and its reduction petential”, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, Vol 3, Suppl 5, 256-260.
9. P.Lalitha, A.Parthiban, V.Sachithanandam, R.Purvaja, R.Ramesh (2021), “Antibacterial and antioxidant potential of GC-MS analysis of crude ethyl acetate extract from the tropical mangrove plant Avicennia officinalis L”, South African Journal of Botany, 142, 149-155
10. Tarun Belwal, Shahira M. Ezzat, Luca Rastrelli and et al. (2018),“ A critical analysis of extraction techniques used for botanicals: Trends, priorities, industrial uses and optimization strategies”, Trends in Analytical Chemistry, 0165-9936.