Đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị sẹo quá phát bằng tiêm Triamcinolone tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nguyễn Văn Lâm 1,, Lý Quang Huy1, Võ Thị Hậu1, Phạm Thanh Thảo1, Nguyễn Kỳ Nam1, Hà Thị Thảo Mai1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sẹo quá phát gây nên những hậu quả quan trọng về mặt thẩm mỹ cũng như khía cạnh tâm lý. Các biện pháp như tiêm thuốc nội sẹo có đóng góp to lớn trong nâng cao hiệu quả điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình thái, phân loại và đánh giá kết quả điều trị sẹo quá phát bằng tiêm Triamcinolone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân sẹo quá phát được điều trị tiêm Triamcinolone nội sẹo từ 5/2018 đến 5/2021 tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tổng số bệnh nhân là 80 với tỷ lệ nam/nữ là 1/1,05 và 75% đang ở độ tuổi từ 15-35. Tổng cộng có 129 vết sẹo, tuổi sẹo >1 năm chiếm 83%, 64% là sẹo lồi còn lại 36% sẹo phì đại. Sẹo thường phân bố ở vùng thân mình chiếm 53,5% nhất là vùng thành ngực trước. Nguyên nhân gây sẹo được xác định thì chấn thương và mụn trứng cá chiếm tỷ lệ lần lượt là 24% và 23%, còn lại đa phần là sẹo tự phát chiếm 49%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là sẹo gây ngưá và đau với mức độ từ nhẹ đến vừa; sẹo có kích thước >5cm có triệu chứng cơ năng nhiều hơn sẹo <5cm. Trước điều trị điểm theo thang điểm Vancouver VSS trung bình: 6,55±2,13. Sau điều trị 24 tuần, 96,7% bệnh nhân cải thiện hoàn toàn triệu chứng ngứa, đau cải thiện hoàn toàn ở 75% bệnh nhân, 25% bệnh nhân còn đau ít. Sau điều trị điểm thang điểm Vancouver VSS trung bình: 2,55±1,81 (p<0,05). Tác dụng phụ: Ghi nhận có 3,75% bệnh nhân teo da, 3,75% bệnh nhân có mất sắc tố, 13,75% bệnh nhân có giãn mạch tại thời điểm tuần thứ 24. Kết luận: Tiêm Triamcinolone nội thương tổn nên được dùng như là phương thức đầu tay để điều trị sẹo quá phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thiện Dân (2006), Nghiên cứu ứng dụng điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại bằng phẫu thuật laser CO2. laser Nd-YAG kết hợp tiêm triamcinolone acetonide tại chỗ, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108.
2. Đinh Hữu Nghị (2009), Đánh giá hiệu quả điều trị sẹo lồi bằng tiêm Triamcinolon acetonid trong tổn thương, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
3. Abedini R., Sasani P., Mahmoudi H. R., et al. (2018), Comparison of intralesional verapamil versus intralesional corticosteroids in treatment of keloids and hypertrophic scars: a randomized controlled trial, Burns, 44(6), pp.1482-1488.
4. Aggarwal A., Ravikumar B. C., Vinay K. N., et al. (2018), A comparative study of various modalities in the treatment of keloids, International Journal of Dermatology, 57(10), pp.1192-1200.
5. Andrews J. P., Marttala J., Macarak E., et al. (2016), Keloids: The paradigm of skin fibrosis— Pathomechanisms and treatment, Matrix Biology, 51, pp.37-46.
6. Belie O., Ugburo A., and Mofikoya B. (2019), Demographic and clinical characteristics of keloids in an urban center in Sub-Sahara Africa, Nigerian Journal of Clinical Practice, 22(8), pp.1049.
7. Berman B., Maderal A., and Raphael B. (2017), Keloids and hypertrophic scars: pathophysiology, classification, and treatment, Dermatologic Surgery, 43, pp.S3-S18.
8. Chapman M. S. (2017), Keloids and Hypertrophic Scars, in Habif, Thomas P., et al., Editors, Skin Disease: Diagnosis and Treatment Fourth Edition, Elsevier, pp.432-434.
9. Coppola M. M., Salzillo R., Segreto F., et al. (2018), Triamcinolone acetonide intralesional injection for the treatment of keloid scars: patient selection and perspectives, Clinical, Cosmetic and Investigational Dermatology, 11, pp.387.
10. Garg A. M., Shah Y. M., Garg A., et al. (2018), The efficacy of intralesional triamcinolone acetonide (20mg/ml) in the treatment of keloid, International Surgery Journal, 5(3), pp.868-872.
11. Hewedy E.-S. S., Sabaa B. E.-S. I., Mohamed W. S., et al. (2020), Combined intralesional triamcinolone acetonide and platelet rich plasma versus intralesional triamcinolone acetonide alone in treatment of keloids, Journal of Dermatological Treatment, pp.1-7.
12. Lee H. J. and Jang Y. J. (2018), Recent understandings of biology, prophylaxis and treatment strategies for hypertrophic scars and keloids, International Journal of Molecular Sciences, 19(3), pp.711. 13. Song H., Tan J., Fu Q., et al. (2019), Comparative efficacy of intralesional triamcinolone acetonide injection during early and static stage of pathological scarring, Journal of Cosmetic Dermatology, 18(3), pp.874-878.
14. Srivastava S., Kumari H., and Singh A. (2019), Comparison of fractional CO2 laser, verapamil, and triamcinolone for the treatment of keloid, Advances in wound care, 8(1), pp.7-13.