KIẾN THỨC – THỰC HÀNH VỆ SINH GIẤC NGỦ TRÊN SINH VIÊN NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2024

Nguyễn Thị Vân Hà1, Nguyễn Thái Linh1, Cao Thị Thúy Hà2,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay vấn đề rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng nhiều đến con người. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ có nhiều cách, trong đó vệ sinh giấc ngủ là một phương pháp đem lại hiệu quả cao. Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát kiến thức – thực hành vệ sinh giấc ngủ trên sinh viên ngành Y học cổ truyền. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ sinh viên ngành Y học cổ truyền có kiến thức tốt vệ sinh giấc ngủ theo thang đo SHAPS. 2. Xác định tỷ lệ sinh viên ngành Y học cổ truyền thực hành tốt vệ sinh giấc ngủ theo thang đo SHI. 3. Xác định các mối liên quan đến vệ sinh giấc ngủ của sinh viên ngành Y học cổ truyền. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu 517 sinh viên ngành Y học cổ truyền Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được chọn theo phương pháp lấy mẫu cụm và thuận tiện. Kết quả: Trong tổng số 517 sinh viên, có 12/13 câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng chiếm trên 50%, có 258 sinh viên có kiến thức tốt về vệ sinh giấc ngủ, chiếm 49,9%. Có 133 sinh viên thực hành tốt vệ sinh giấc ngủ, chiếm tỷ lệ 25,7%. Mối liên quan đến thực hành vệ sinh giấc ngủ bao gồm giới tính với p = 0,020 và chất lượng giấc ngủ với p < 0,001. Kết luận: Trong tổng số 517 sinh viên, có 258 sinh viên có kiến thức tốt về vệ sinh giấc ngủ, chiếm tỷ lệ 49,9%, và 133 sinh viên thực hành tốt vệ sinh giấc ngủ, chiếm tỷ lệ 25,7%. Các mối liên quan đến vệ sinh giấc ngủ của sinh viên bao gồm giới tính và chất lượng giấc ngủ. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Phương Thảo. Sinh lý học Y khoa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh .2023.380-392. Sinh lý thần kinh cấp cao.
2. Wen-Wang Rao, Wen Li, Han Qi, Liu Hong, Chao Chen, et al. Sleep quality in medical students:
a comprehensive meta-analysis of observational studies. Sleep and Breathing. 2020(24),115165. doi:10.1007/s11325-020-02020-5.
3. Tô Minh Ngọc. Tính tin cậy và tính giá trị của chỉ báo chất lượng giấc ngủ PITTSBURGH phiên bản tiếng Việt. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2013.
4. Lê Văn Cường, Trương Tuấn Anh. Đánh giá chất lượng giấc ngủ của người bệnh trầm cảm điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần nam định năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022.524(1B),69-73. https://doi.org/10.51298/vmj.v524i1B.4730
5. Nguyễn Thị Như Phụng. Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan trên sinh viên khoa Y học cổ truyền đại học Y dược TPHCM. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023.
6. Lorna K P Suren, Wilson W S Tam, K L Hon. Association of sleep hygiene-related factors and sleep quality among university students in Hong Kong. Hong Kong Med J.2010.16(3).180-5. PMID: 20519753.
7. Bloom, Benjamin S. Learning for Mastery. Instruction and Curriculum. Regional Education Laboratory for the Carolinas and Virginia, Topical Papers and Reprints, Number 1. Evaluation comment.1968.1(2).12. https://eric.ed.gov/?id=ED053419
8. Vũ Thị Mến. Khảo sát thực trạng lo âu và các yếu tố liên quan đến lo âu trên sinh viên khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023.
9. Shimaa Abd El Razek Younis Bakheet. S. Sleep Hygiene Awareness, Sleep Hygiene Practice, and Sleep Quality among public secondary school students at Minia district, Egypt. Egyptian Journal of Health Care. 2022.13(4),1148-59. doi:10.21608/ejhc.2022.267161.
10. O.F. Awopeju, A. Adewumi, A. Adewumi, O. Adeboye, A. Adegboyega. Sleep Hygiene Awareness, Practice, and Sleep Quality Among Nigerian University Students. American Thoracic Society. 2020; A4136-A4136. https://doi.org/10.1164/ajrccm-conference.2020.201.1_MeetingAbstracts.A4136.
11. Alshahrani, Mohsin, Al Turki, Yousef. Sleep hygiene awareness: Its relation to sleep quality among medical students in King Saud University, Riyadh, Saudi Arabia. Journal of family medicine and primary care. 2019.8(8), 26-28. 10.4103/jfmpc.jfmpc_359_19.