MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN SA SINH DỤC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT CROSSEN TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM - THỤY ĐIỂN UÔNG BÍ

Nguyễn Thị Hồng1,, Đặng Ngọc Dương2, Nguyễn Thị Ngọc Lan2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Sa sinh dục (SSD) là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ làm việc nặng, sinh đẻ nhiều, đẻ không an toàn, thường gặp trong lứa tuổi 40-50 tuổi trở lên. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm của bệnh nhân sa sinh dục được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Crossen. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 113 bệnh nhân sa sinh dục độ


III, độ IV được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Crossen tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí từ 1/2018 đến 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 66,4 ± 9,0 tuổi. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có số lần sinh con ≥ 3 lần là 70,8%. Lý do chính khi bệnh nhân vào viện là khối sa ở âm đạo và rối loạn đi tiểu (60,3%). Thời gian mắc trung bình là 6,2 ± 4,1 năm. Sa sinh dục độ III 56,6%. Tỉ lệ bệnh nhân có rách tầng sinh môn là 69,9% trong đó có 60,2% rách không hồi phục, 9,7% rách có hồi phục. Tử cung teo nhỏ (61,9%), cổ tử cung có tổn thương (36,3%). Kết luận: Tuổi trung bình của đối tượng là 66,4 ± 9,0 tuổi. Bệnh nhân có tiền sử sinh con từ 3 lần trở lên chiếm 70,8%. Lý do chính khi bệnh nhân vào viện là khối sa âm đạo và rối loạn tiểu tiện (60,3%). Sa sinh dục mức độ III (56,6%). Tỷ lệ bệnh nhân có rách tầng sinh môn là 69,9% trong đó có 60,2% rách không hồi phục, 9,7% rách có hồi phục.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa - Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015, Bộ Y tế, chủ biên, Hà Nội. 2015.
2. Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai. Đánh giá bước đầu phẫu thuật crossen trong điều trị sa sinh dục độ III. 2017, tại trang web https://benhvienquocoai.com/danh-gia-buoc-dau-phauthuat-crossen-trong-dieu-tri-sa-sinh-duc-do-iii/.
3. Hoàng Đình Âu và Lục Thị Huyền Ngọc. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ động học sàn chậu ở bệnh nhân sa sinh dục nữ, Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 530(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v530i2.6826.
4. R. M. Ellerkmann, et al. Correlation of symptoms with location and severity of pelvic organ prolapse, Am J Obstet Gynecol. 2001. 185(6), 1332-7; discussion 1337-8, doi: 10.1067/mob.2001.119078
5. F Parazzini, et al. Risk factors for genital prolapse in non-hysterectomized women aroundmenopause: results from a large cross-sectional study in menopausal clinics in Italy, European Journal of Obstetrics Gynecology Reproductive Biology. 2000. 93(2), 135-140.
6. C. S. Bradley, et al. Natural history of pelvic organ prolapse in postmenopausal women, Obstet Gynecol. 2007.109(4), 848-54, doi:10.1097/01.AOG.0000255977.91296.5d.
7. Lục Thị Huyền Ngọc, Trần Ngọc Dũng và Hoàng Đình Âu. Đánh giá mối liên quan giữa cộng hưởng từ động học sàn chậu với lâm sàng trên bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn sa sinh dục nữ, Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 525(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v525i2.5240.
8. C. S. Bradley, C. M. Kennedy và I. E. Nygaard. Pelvic floor symptoms and lifestyle factors in older women, J Womens Health (Larchmt). 2005. 14(2), 128-36, doi: 10.1089/jwh.2005.14.128.
9. Lê Điềm, Sa sinh dục. Bách khoa toàn thư, Nhà xuất bản y học.2003. Tập II, tr. 355-360.
10. Phan Xuân Khôi và Hoàng Nữ Phú Xuân. Điều trị sa sinh dục độ III-IV hai thì, phẫu thuật phục hồi thành âm đạo kết hợp nội soi treo tử cung trực tiếp vào thành bụng, Tạp chí Phụ sản. 2012. 10(3), 147-155, doi: 10.46755/vjog.2012.3.159.