NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như thuyên tắc phổi, hội chứng hậu huyết khối. Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính bằng can thiệp nội mạch, đặc biệt là sự phát triển của hội chứng hậu huyết khối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 35 bệnh nhân điều trị bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2017 đến 12/2022. Đánh giá kết quả dựa trên độ ly giải huyết khối và tỷ lệ tái thông mạch sau 1 tháng, phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với hội chứng hậu huyết khối. Kết quả: Tỷ lệ ly giải huyết khối đạt độ 2 và 3 là 94,7%, với tỷ lệ tái thông mạch sau 1 tháng đạt 100%. Hội chứng hậu huyết khối sau can thiệp xảy ra ở 37,1% bệnh nhân, chủ yếu ở mức độ nhẹ. Các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, bệnh nền và thừa cân béo phì có liên quan đáng kể đến sự phát triển hội chứng hậu huyết khối (p<0,05). Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Các yếu tố như lớn tuổi, BMI cao và hẹp tồn lưu tĩnh mạch chậu cho thấy có liên quan đến sự phát triển hội chứng hậu huyết khối sau can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
huyết khối tĩnh mạch sâu, hội chứng hậu huyết khối
Tài liệu tham khảo


2. K. J. Shah, T. L. Roy. Catheter-Directed Interventions for the Treatment of Lower Extremity Deep Vein Thrombosis. Life (Basel). Nov 27 2022.12(12)doi:10.3390/life12121984.


3. M. W. Mewissen, G. R. Seabrook, M. H. Meissner, J. Cynamon, N. Labropoulos, et al. Catheterdirected thrombolysis for lower extremity deep venous thrombosis: report of a national multicenter registry. Radiology. Apr 1999.211(1),39-49. doi:10.1148/radiology.211.1.r99ap4739.


4. T. Enden, N. E. Kløw, L. Sandvik, C. E. Slagsvold, W. Ghanima, et al. Catheter-directed thrombolysis vs. anticoagulant therapy alone in deep vein thrombosis: results of an open randomized, controlled trial reporting on short-term patency. J Thromb Haemost. Aug 2009.7(8),1268-75. doi:10.1111/j.1538-7836.2009.03464.x.


5. Arany Soosainathan, Hayley M. Moore, Manjit S. Gohel, Alun H. Davies. Scoring systems for the post-thrombotic syndrome. Journal of Vascular Surgery. 2013.57(1),254-261. doi:10.1016/j.jvs.2012.09.011.


6. Lê Phi Long. Nghiên cứu hiệu quả và an toàn của phẫu thuật - thủ thuật nội mạch loại bỏ huyết khối trong điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cấp tính. Đại học Y dược TP.HCM. 2022. 163.

7. E. Ozcinar, N. Dikmen, A. Kayan, M. Kandemir, M. C. Saricaoglu. Pharmacomechanical Thrombectomy and Catheter-Directed Thrombolysis, with or without Iliac Vein Stenting, in the Treatment of Acute Iliofemoral Deep Vein Thrombosis. J Cardiovasc Dev Dis. Jul 9 2024.11(7)doi:10.3390/jcdd11070214.


8. P. Notten, A. J. Ten Cate-Hoek, Cwkp Arnoldussen, R. H. W. Strijkers, Aaea de Smet, et al. Ultrasound-accelerated catheter-directed thrombolysis versus anticoagulation for the prevention of post-thrombotic syndrome (CAVA): a single-blind, multicentre, randomised trial. Lancet Haematol. Jan 2020.7(1),e40-e49. doi:10.1016/s2352-3026(19)30209-1.


9. Yi Zheng, Chunli Cao, Gang Chen, Siming Li, Maolin Ye, et al. Analysis of risk factors for postthrombotic syndrome after thrombolysis therapy for acute deep venous thrombosis of lower extremities. International Journal of Cardiology Cardiovascular Risk and Prevention. 2024/09/01/ 2024.22,200319. https://doi.org/10.1016/j.ijcrp.2024.200319.


10. M. Engeseth, T. Enden, P. M. Sandset, H. S. Wik. Predictors of long-term post-thrombotic syndrome following high proximal deep vein thrombosis: a cross-sectional study. Thromb J. 2021.19(1),3. doi:10.1186/s12959-020-00253-8.


