NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG CÓ CHÈN ÉP THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) là bệnh lý mạn tính gây đau, hạn chế vận động hoặc biến dạng cột sống thắt lưng. Trong đó chèn ép thần kinh là một hậu quả của thoái hóa cột sống phối hợp với thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống. Cộng hưởng từ (MRI) là phương tiện có giá trị trong chẩn đoán chèn ép thần kinh, từ đó có hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ và mối liên hệ trong thoái hóa cột sống thắt lưng có chèn ép thần kinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang trên 102 bệnh nhân được chẩn đoán xác định trên MRI là THCSTL có chèn ép thần kinh. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất và cũng là lý do vào viện của bệnh nhân là đau lưng chiếm 95%; teo cơ chiếm 5,9%; dấu hiệu Lasègue dương tính gặp với tỉ lệ là 53,9%. Hình ảnh cộng hưởng từ ghi nhận thoái hóa cột sống theo phân loại Modic: Modic 1 (20,6%), Modic 2 (70,6%) Modic 3 (8,8%); thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu gây chèn ép thần kinh chiếm 81,4%%; rễ thần kinh L5 bị chèn ép nhiều nhất chiếm 90%. Mối liên hệ giữa mức độ chèn ép rễ thần kinh trên lâm sàng và MRI: Hệ số tương quan Spearman r=0,57 (p<0,001). Kết luận: Có mối liên hệ giữa mức độ chèn ép rễ thần kinh trên lâm sàng và mức độ chèn ép rễ thần kinh trên MRI.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa cột sống thắt lưng, chèn ép thần kinh, cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Chương (2017), “Nghiên cứu một số đặc điểm thay đổi Modic ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”. Tạp chí Y học Việt Nam 2017 – số 629, tr. 119-123.
3. Lê Thị Hoàng Liên (2020), “Tương quan của hình ảnh cộng hưởng từ với triệu chứng lâm sàng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Điện quang Việt Nam, số 41-12/2020.
4. Võ Hoàng Nghiệp (2010), “Đặc điểm hình ảnh học trên bệnh nhân đau vùng thắt lưng”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh-Tập 14 số 1 năm 2010.
5. Lê Văn Phước (2011), Cộng hưởng từ cột sống, NXB Y học, tr.22-40.
6. Võ Văn Thanh, (2014), “Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học y Hà Nội.
7. Lê Xuân Trung, Thoát vị đĩa đệm cột sống, Thần kinh học lâm sàng, NXB Y học, 1995.
8. Bùi Quang Tuyển (2007), Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống, NXB y học Hà Nội, tr. 105-121.
9. Arnbak B, Jensen T.S, Egund N et al (2015), “Prevalence of degenerative and spondyloarthritisrelated magnetic resonance imaging findings in the spine and sacroiliac joints in patients with persistent low back pain”, European Radiology, 26(4), pp. 1191-1203.
10. Cailliet, R. (1995), Low Back Pain Syndrome, 5th Edition, F.A. Davis, Philadelphia, pp. 225-229.
11. Janardhana AP, Rajagopal, Rao S, Kamath A (2010), “Correlation between clinical features and magnetic resonance imaging findings in lumbar disc prolapse”, Indian J Orthop 2010, 44:3:263-9.
12. Pfirrmann C.W.A, Dora C, Schmid M.R et al (2004), “MR Image–based Grading of Lumbar Nerve Root Compromise due to Disk Herniation: Reliability Study with Surgical Correlation”, Radiology 2004, 230, 583-588.
13. Wáng Y.X.J, Wáng J.Q, Káplár Z (2016), “Increased low back pain prevalence in females than in males after menopause age: evidences based on synthetic literature review”, Quant Imaging Med Surg, 6(2), 199-206.