NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM RPR, TPHA CỦA BỆNH NHÂN GIANG MAI THỜI KỲ II TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Huỳnh Anh Đào1, Võ Hồng Nhi2, Trần Lập Phúc2, Đinh Gia Huy2, Lê Trinh1, Đỗ Tiến Anh1, Giảng Ngọc Thùy Tiên1, Trương Bảo Hân1, Nguyễn Thị Thùy Trang2,, Phạm Thị Bảo Trâm2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Giai đoạn II bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 sau khi xuất hiện săng, với triệu chứng sốt, nhức đầu, phát ban. Các xét nghiệm RPR và TPHA giúp xác định bệnh giang mai thời kỳ II, mang đến các biện pháp điều trị kịp thời cho bệnh nhân giang mai nói chung và bệnh nhân mắc bệnh giang mai thời kỳ II nói riêng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân giang mai thời kỳ II tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2023-2024. Khảo sát kết quả xét nghiệm RPR, TPHA của bệnh nhân giang mai thời kỳ II tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích ở 71 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh giang mai thời kỳ II đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Bệnh nhân có thương tổn mảng niêm mạc chiếm tỉ lệ cao nhất 56,3%. Kế đến là kết hợp các dạng thương tổn và tổn thương tróc vảy lần lượt 53,5% và 52,1%. Tổn thương ở nhiều vị trí có tỉ lệ cao nhất với 64,8%, sau đó là bộ phận sinh dục và mông lần lượt 57,7% và 56,3%. Quan hệ tình dục qua đường sinh dục – hậu môn chiếm tỉ lệ cao nhất 40,8%. Bệnh nhân giang mai có từ 2 bạn tình trở lên chiếm tỉ lệ 60,6%. Kết quả RPR trước điều trị dương tính 1/256 chiếm tỉ lệ cao nhất 19,7% và TPHA trước điều trị dương tính 1/1280 chiếm cao nhất với 31% trong tổng số 71 mẫu. Kết luận: Từ kết quả cho thấy, phần lớn bệnh nhân giang mai thời kỳ II nhập viện có thương tổn dạng mảng niêm mạc và RPR dương tính ở mức 1/256, TPHA dương tính ở mức 1/1280. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Minh Trường. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị trên bệnh nhân giang mai II bằng Penicillin G tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. Luận An Chuyên Khoa Cấp II. 2022. 60(1), 1 - 60.
2. Nguyễn Thị Thanh Thơ. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, phản ứng huyết thanh và hiệu quả điều trị trên bệnh nhân giang mai II tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2016. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 21(1), 67, doi:10.52389/ydls.v18i6.2023.
3. Nguyễn Văn An. Xác định hiệu giá kháng thể kháng Treponema pallidum bằng kĩ thuật TPHA và RPR tại bệnh viện Da Liễu Trung Ương. Tạp chí Y Học Việt Nam. 2023, 291, doi:10.51298/vmj.v527i2.5904.
4. Nguyễn Thị Thu Thủy. Đặc Điểm Người Bệnh Giang Mai Đến Khám Tại Bệnh Viện Da Liễu Hà Nội Giai Đoạn 2020–2022. Tạp Chí Phòng Chống Bệnh Sốt Rét Và Các Bệnh Ký Sinh Trùng. 2024. 139 (1), 54-64.
5. Giantini, Astuti, Dewi Wulandari, and Siskawati Suparmin. Comparison of syphilis rapid diagnostic test to rapid plasma reagin, treponema pallidum haemagglutination assay and fluorescent treponemal antibody-absorption for syphilis and yaws diagnostics. The Indonesian Biomedical Journal. 2021. 12(2), 136-142, doi:10.18585/inabj.v12i2.1029.
6. Vargas, S., et al. P237 Diagnostic agreement evaluation of treponemal test for syphilis testing. BMJ Journals. 2021122-123, doi:10.1136/sextrans-2021-sti.319.