ĐẶC ĐIỂM CÁC TÁC NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG HUYẾT VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Võ Thị Kim Thi1,, Võ Minh Phương 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Nhiễm trùng huyết là một bệnh lý cấp cứu nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương mô, suy tạng và tử vong. Xác định được tác nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ góp phần điều trị hiệu quả và giảm tỉ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các tác nhân gây nhiễm trùng huyết phân lập được bằng cấy máu và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 87 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết có kết quả cấy máu dương tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2022. Kết quả: Vi khuẩn Gram âm (74,7%) gấp 3 lần vi khuẩn Gram dương (25,3%). Các tác nhân gây nhiễm trùng huyết thường gặp là Escherichia coli (47,1%), Staphylococcus aureus (18,4%), Klebsiella pneumoniae (11,5%), Stenotrophomonas maltophilia (3,4%), Pseudomonas aeruginosa (3,4%). Vi khuẩn đường ruột sinh ESBL (45,1%), Carbapenemase (9,8%); tỉ lệ MRSA (56,3%). Các vi khuẩn đã đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh thường dùng (ß-lactam/kháng ß-lactamase, Cephalosporin III, IV; Fluoroquinolone, Clindamycin và cả Carbapenem). Kết luận: Bệnh nhân nhiễm trùng huyết cấy máu dương tính phân lập được vi khuẩn Gram âm chiếm đa số. Các vi khuẩn đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), "Nhiễm khuẩn huyết", Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số bệnh truyền nhiễm, Hà Nội
2. Lê Kim Ngọc Giao, Võ Thị Chi Mai, Hoàng Thị Phương Dung và cộng sự (2018), "Trực khuẩn đường ruột sinh ß-lactamase ở người lành mạnh tại nội thành TP Hồ Chí Minh", Y Học TP. Hồ Chí Minh , 22(3), tr. 13-18.
3. Cao Minh Nga và cộng sự (2013), "Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella spp. và E.coli sinh ESBL phân lập tại Bệnh viện 175", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 279-285.
4. Trần Thị Thanh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Cao Minh Nga (2015), "Tác nhân vi khuẩn gây nghiễm khuẩn huyết và sự đề kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy", Y Học TP. Hồ Chí Minh,19(1), tr. 414-420.
5. Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Đăng Mạnh (2019), "Nghiên cứu căn nguyên và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do viêm đường mật tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108", Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 14(1), tr. 123-129.
6. Phạm Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Gia Bình, Trần Thanh Cảng và cộng sự (2011), "Nghiên cứu tình hình điều trị nhiễm khuẩn nặng và sốc nhiễm khuẩn tại các khoa hồi sức tích cực khu vực Châu Á", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(1), tr. 550-557.
7. Tôn Thanh Trà, Phạm Thị Ngọc Thảo (2015), "Tỉ lệ sử dụng kháng sinh ban đầu thích hợp và tỉ lệ tuân thủ Surviving Sepsis Campaign 2012 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 19(1), tr. 421-425.
8. Chu Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Giao và cộng sự (2014), "Khảo sát tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương", Y Học TP. Hồ Chí Minh,18(5), tr. 75-82.
9. Prashanth HV, Saldanha RMD, Shenoy S, Baliga S (2011), " Predictors of mortality in adult sepsis", International Journal of Biological and Medical Research 2 (4), pp. 856-861.
10. Rannikko J, Syrjänen J, Seiskari T, Aittoniemi J & Huttunen R (2017)"Sepsis-related mortality in 497 cases with blood culture-positive sepsis in an emergency department", International Journal of Infectious Diseases, 58, pp. 52–57.
11. Shankar-Hari M, Harrison DA et al. (2017), "Epidemiology of sepsis and septic shock in critical care units: comparison between sepsis-2 and sepsis-3 populations using a national critical care database", British Journal of Anaesthesia, 0(0), pp. 1-11.