NỒNG ĐỘ GLUCOSE HUYẾT TƯƠNG LÚC ĐÓI, FRUCTOSAMIN HUYẾT TƯƠNG VÀ HbA1C TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Trương Tuấn Khải1,, Lê Thị Hoàng Mỹ2, Trần Thị Thu Thảo2, Trương Minh Sáng2, Huỳnh Văn Tấn2, Nguyễn Phượng Uyên2, Trương Thái Lam Nguyên2, Hồ Văn Út2, Lê Hoàng Ái2, Nguyễn Trọng Nghĩa2
1 Bệnh viện Công an thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường típ 2 đang là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu trong đó có Việt Nam. Các xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói, fructosamin huyết tương và HbA1c có thể được sử dụng để theo dõi kiểm soát đường máu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ glucose huyết tương lúc đói, fructosamin huyết tương, HbA1c và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 150 người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị ngoại trú đái tháo đường típ 2 trên 3 tháng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả: Nồng độ trung bình glucose huyết tương lúc đói 10,1±4,7mmol/l liên quan đến tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp – đái tháo đường (p<0,05); fructosamin huyết tương 399±107µmol/l liên quan đến thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp – đái tháo đường (p<0,05); HbA1c 8,8±2,3% liên quan đến thời gian mắc bệnh đái tháo đường và tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp – đái tháo đường (p<0,05). Kết luận: Nồng độ glucose huyết tương lúc đói, fructosamin huyết tương, HbA1c của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú trên 3 tháng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ còn cao chưa được kiểm soát tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lường Trọng Bách, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Thị Thanh Thủy (2021), “Khảo sát giá trị của fructosamine huyết thanh trong theo dõi điều trị bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cao tuổi tại Bệnh viện Hữu Nghị”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 02/2021, tr. 69-73.
2. Lê Văn Bổn (2010), “Khảo sát hiện trạng bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại BVĐK Qui Nhơn”, Hội nghị Nội tiết – ĐTĐ – Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên lần VII, tr. 203-214.
3. Đào Thị Dừa (2010), “Tình hình bệnh nhân ĐTĐ điều trị nội trú tại BVTW Huế”, Hội nghị Nội tiết – ĐTĐ – Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên lần VII, tr. 215-221.
4. Viên Văn Đoan (2016), “Kết quả kiểm soát một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh ĐTĐ được quản lý, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học thực hành, số 568, tr.285-289. 5. Nguyễn Thị Khang (2010), “Đánh giá kết quả điều trị Diamicron MR phối hợp với Metformin ở bệnh nhân ĐTĐ type 2”, Hội nghị Nội tiết – ĐTĐ – Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên lần VII, tr.187-197.
6. Hồ Trường Bảo Long (2010), “Khảo sát mối liên quan giữa HbA1c với bilan lipid ở bệnh nhân ĐTĐ type 2”, Hội nghị Nội tiết – ĐTĐ – Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên lần VII, tr. 266-274.
7. Nguyễn Kim Lương (2010), “Nghiên cứu thực trạng bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ hai, tr.261-267.
8. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2013), “Tìm hiểu những khó khăn và nguyện vọng của người ĐTĐ liên quan tuân thủ điều trị tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện An Giang”, Hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang năm 2013, tr. 15-18.
9. Cosson E, Banu I, Cussac-Pillegand C, et al. (2013), “Glycation gap is associates with macroproteinuria but not with other complications in patients with type 2 diabetes”, Diabetes care, 36, pp. 2070-2076.
10. Dyck BJ, Davies J, et al. (1997), “Longitudinal assessment of diabetes polyneuropathy using a composite score in the Rochester Diabetes Neuropathy Study cohort”, Neurology, pp. 229-239.
11. Xu Z, Wang Y (1997), “Chronic diabetic complications and treatment in Chinese diabetic patients”, Chung Hua I Hsuch Tsa Chih, 77(2), pp.119-122.