THỰC TRẠNG ÁP LỰC HỌC TẬP LÂM SÀNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

Nguyễn Thị Mỹ Anh1,, Nguyễn Phan Vân Anh2, Ngô Thị Hồng Lĩnh1, Lê Thị Lệ Trinh1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
2 Trường Đại học Tây Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sinh viên ngành Y dễ mắc hội chứng kiệt sức trong học tập lâm sàng. Khi sinh viên thiếu khả năng ứng phó thì có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định áp lực học tập lâm sàng và mối liên quan giữa khả năng ứng phó với áp lực học tập lâm sàng của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 459 sinh viên (phản hồi 99,7%/460) bằng thang đo áp lực học tập (ESSA) với Cronbach’s Alpha là 0.73 – 0.90 và thang ứng phó (ACSC) với Cronbach’s Alpha là 0.91. Kết quả: Tỷ lệ áp lực học tập ở mức thấp là 10,0%, Trung bình là 61,0% và Cao là 29,0%. Khả năng ứng phó ở mức thấp là 17,9%, và Cao là 82,1%. Có mối liên quan giữa khả năng ứng phó và áp lực học tập lâm sàng ở sinh viên. Kết luận: Vì vậy, các nhà giáo dục Y tế cần xây dựng mô hình học lâm sàng hợp lý và cung cấp các biện pháp ứng phó tích cực để giảm áp lực học tập lâm sàng cho sinh viên.

Chi tiết bài viết