TỶ LỆ THỪA CÂN – BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, từ năm (2010-2020), tỷ lệ thừa cân, béo phì đã tăng lên 2,2 lần (từ 8,5-19,5%). Nhằm tìm cung cấp dữ liệu và góp phần tìm ra giải pháp phòng ngừa cho học sinh tiểu học. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 520 học sinh tại 4 trường tiểu học ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, năm 2020. Phương pháp nhân trắc học được sử dụng để xác định chiều cao và cân nặng của trẻ và bộ câu hỏi được sử dụng để phỏng vấn phụ huynh học sinh. Kết quả: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học là 42,6% trong đó thừa cân chiếm 21,3% và béo phì chiếm 21,3%, thói quen ăn nhanh (OR:1,96), thích các loại thức ăn ngọt (OR: 1,63), gia đình hay đi ăn quán ăn/nhà hàng (OR: 1,45) Kết luận: Thực trạng thừa cân, béo phì của học sinh tiểu học tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là khá cao. Các yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì ở trẻ gồm thói quen ăn nhanh, thích ăn các thức ăn ngọt, gia đình hay đi ăn ở quán ăn/nhà hàng và học sinh có bố bị thừa cân, béo phì.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thừa cân, béo phì, học sinh tiểu học
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế. Kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng 2019-2020. 15/04/2021 29/5/2022]; Available from: https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/bo-yte-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020.
3. Trần Giang Tuyền. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và tần suất tiêu thụ thực phẩm với tình trạng thừa cân béo phì của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố Sóc Trăng - năm 2016. Tạp chí khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2016. 2, 73-80. 4. Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Thu Thùy, Hoàng Xuân Hạnh, Nguyễn Vũ Thuận. Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học ở 4 thành phố/thị xã: KonTum, Pleiku, Buôn Ma Thuột và Gia Nghĩa năm 2010. 2010.
5. Viện Dinh dưỡng. Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score. 2019 06/8/2019]; Available from: http://viendinhduong.vn/vi/suy-dinh-duong-tre-em/cach-phan-loaiva-danh-gia-tinh-trang-dinh-duong-dua-vao-z-score-
603.html?fbclid=IwAR09uDg4oj1U1vzRKFHoHSAvnVEqbIF8mOi8JiRj00qVMP6bY4bBGw OdbS0. 6. Trần Thị Huyền Trang, Trương Thị Thùy Dương. Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học Đội Cấn, thành phố Thái nguyên năm 2019. Y học Việt Nam. 2019. 154-158.
7. Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Quang Chính, Cáp Minh Đức. Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh trường Tiểu học Hồng Thái, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng năm 2021. Tạp chí Y học Dự phòng. 2022. 32(1), 13-20.
8. Dương Thị Phượng, Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương. Thực trạng thừa cân béo phì và bữa ăn học đường của học sinh một trường tiểu học Hà Nội năm 2017 và 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 2018. 14(2).
9. Trần Thị Xuân Ngọc. Thực trạng và hiệu quả can thiệp thừa cân, béo phì của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Dinh dưỡng, Hà Nội. 2012.
10. Ngô Thị Xuân, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Lâm. Thực trạng thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm 2016. Y học dự phòng. 2018. 28(6), 116-124.
11. Nonboonyawat T., Pusanasuwannasri W., Chanrat Nattanon, et al. Prevalence and associates of obesity and overweight among school-age children in a rural community of Thailand. Korean journal of pediatrics. 2019. 62(5), 179.