NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH DO NẤM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020- 2022

Nguyễn Phương Vy1,, Nguyễn Triều Việt1, Lâm Chánh Thi 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong chuyên ngành Tai Mũi Họng (TMH) ở trong nước ta cũng như trên thế giới, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân và tốn nhiều chi phí điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính, trong đó tỷ lệ viêm mũi xoang mạn tính do nấm tăng lên trong những thập niên gần đây. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nấm tại Cần Thơ năm 2020-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 48 bệnh nhân VMXMT do nấm đã được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ và Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ từ tháng 3/2020 – tháng 1/2022. Sử dụng phương pháp tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ các triệu chứng: Chảy mũi (97,9%), đau nặng mặt (72,9%), nghẹt mũi 1 bên (25%) và giảm khứu giác (14,6%). Nội soi cho hình ảnh dịch nhầy mủ đục khe giữa (52,1%), nhầy mủ đục khe trên (6,3%). Hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) mờ xoang hàm một bên chiếm 79,2%. Kết quả soi tươi tìm nấm: Candida (95,8%), Aspergillus (2,1%), cả Candida và Aspergillus (2,1%). Kết luận: Viêm mũi xoang mạn tính do nấm tại Cần Thơ chủ yếu có tác nhân là nhóm Candida với triệu chứng lâm sàng chủ yếu là chảy mũi và đau nặng mặt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Quang Hoàn, Lê Nguyễn Uyên Chi (2018), Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm mũi xoang do nấm tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2018, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2. Lê Minh Tâm, Phạm Kiên Hữu, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2008), Mối liên quan giữa lâm sàng, CT scan, giải phẫu bệnh, PCR trong viêm xoang do nấm, Tạp chí Y học TPHCM, số 13(1), tr.181-184. 3. Trần Minh Trường (2009), Nghiên cứu tần suất, các biểu hiện lâm sàng và kết quả điều trị viêm mũi xoang do nấm trong thời gian từ 2003 – 2008 tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy, Tạp chí Y học TPHCM, số 13, tr.5 – 8.
4. Elif Dincer, Mustafa Yazir (2018), Paranasal Sinus Fungus Ball: Retrospective Analysis of 37 Patients, Eroupean Journal of Rhinology and Allergy, 1(3), pp.70 - 72.
5. Joshi RR, Khanal B, Singh RK (2007), Fungal Maxillary sinusitis: Aprospective study in a tertiary care hospital of eastern Nepal, Kathmandu University Medical Journal, 5(18), pp.195 198.
6. Joshua Whittaker, Peter George Deutsch, Shashi Prasad (2019), Invasive and Non-Invasive Fungal Rhinosinusitis - A Review and Update of the Evidence, Medicina (Kaunas), 55(7), pp.319.
7. Sandeep Shetty, Shilpa Chandrashekar, Nitish Aggarwal (2019), Study on the Prevalence and Clinical Features of fungal sinusitis in chronic rhinosinusitis, India J Otolaryngol Head Neck Surg, 72(1), pp.117 – 122.
8. Wytske J. Fokkens, et al. (2020), European position paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps, Rhinology International Journal, volume 58, pp.1.