ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN VÌ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ CHỈ ĐỊNH THỞ MÁY XÂM NHẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Hà Đức Thịnh1,2, Nguyễn Tiến Dũng2,
1 Trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là biến cố quan trọng trong tiến trình của bệnh. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý phức tạp không chỉ gây ảnh hưởng chủ yếu ở phổi mà nó còn là nguyên nhân của các biểu hiện toàn thân khác. Các bệnh lý này làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh, là một trong những nguyên nhân khởi phát đợt cấp, tăng tỷ lệ tử vong cũng như tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân COPD. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhập viện vì đợt COPD có thở máy xâm nhập tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả thiết kế cắt ngang tiến hành trên 66 bệnh nhân COPD được chẩn đoán đợt cấp BPTNMT và được đặt NKQ tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ 10/2022 đến 7/2023. Kết quả: 39,4% bệnh nhân khi vào viện ở trạng thái kích thích; 15,2% hôn mê; 90,0% có ho; 75,8% có ran ngáy, 72,7% có ran rít; 89,4% có o kéo cơ hô hấp; 66,7% phân loại D theo GOLD; Bạch cầu cao hơn mức bình thường; Khí máu động mạch thể hiện tình trạng toan hô hấp cấp với pH trung bình là 7,26±0,13; với 78,8% có tăng PaCO2 và 77,3% giảm PaO2; X-quang phổi: chủ yếu bệnh nhân có tổn thương đám mờ dạng viêm chiếm 43,9%, tiếp đến là hình ảnh phổi bẩn và hình ảnh tràn khí màng phổi chiếm 16,7%. Kết luận: Nghiên cứu nhằm giúp quản lý và điều trị để làm giảm và xử trí đợt cấp trên bệnh nhân COPD có thở máy xâm nhập tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schmidt SAJ, Johansen MB, Olsen M et al. The impact of exacerbation frequency on mortality following acute exacerbations of COPD: A registry - based cohort study. BMJ Open. 2014. doi:10,1136/ bmjopen - 2014 – 006720.
2. Nguyễn Văn Thành, Đinh Ngọc Sỹ, Trần Văn Ngọc và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng và vi sinh vật gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. Tập 501 (Tháng 4 số 2), 168-171.
3. Chu Thị Hạnh, Vũ Văn Giáp và Dương Thị Hoài. Bệnh tim mạch đồng mắc với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Lao và bệnh phổi. 2014. Số 17 (Tháng 6/2014), 34-38.
4. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Lam và Tạ Bá Thắng. Giá trị thang điểm BAP-65 và DECAF trong tiên lượng tử vong và nhu cầu thở máy ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt cấp. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. Tập 509 (Tháng 12 số 1), 107-111.
5. Cao Việt Hưng. Nghiên cứu áp dụng Automode trong thông khí nhân tạo xâm nhập ở bệnh nhân đợt cấp COPD, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2013.
6. Phạm Lê Nhật Thảo, Cao Thị Mỹ Thúy, Nguyễn Hồng Trân. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, vi khuẩn học và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính can thiệp thở máy xâm lấn tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. Số 56/2023, 65-72.
7. Hoàng Thủy, Nguyễn Viết Nhung và Nguyễn Đình Tiến. Đặc điểm khí máu động mạch trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. Tập 515 (Tháng 6 số 2), 203-207.
8. Burgel P. R. et al. Cough and sputum production are associated with frequent exacerbations and hospitalizations in COPD subjects. Chest. 2009. 135, 975-982.
9. Corhay J. L, W. Vincken, M. e. a. Schlesser. Chronic bronchitis in COPD patients is associated with increased risk of exacerbations: a cross-sectional multicentre study. International journal of clinical practice. 2013. 67, 1294-1301.
10. Nguyễn Quang Đợi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 2019.