ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG TRÊN ĐÒN BẰNG THỂ TÍCH THẤP LEVOBUPIVACAIN SO VỚI LIDOCAIN TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT TỪ 1/3 DƯỚI CÁNH TAY TRỞ XUỐNG

Hoàng Lê Phi Bách1,, Huỳnh Thị Ngọc Hiền1, Lê Văn Tâm2, Nguyễn Viết Quang Hiển3
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
2 Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế
3 Bệnh viện Trung Ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc sử dụng siêu âm làm hướng dẫn để gây tê đám rối thần kinh cánh tay làm giảm thể tích thuốc tê cần sử dụng xuống thấp, kết hợp với liều lượng thấp của thuốc tê làm giảm các biến chứng không mong muốn nhưng vẫn đạt được hiệu quả gây tê. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá hiệu quả gây tê trong và sau phẫu thuật 1/3 dưới cánh tay đến bàn tay của levobupivacain 0,375% với lidocain 1,5% dưới hướng dẫn siêu âm trong gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn; 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn gặp phải ở hai nhóm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong một nghiên cứu mô tiến cứu có so sánh, 100 bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y-Dược Huế có chỉ định phẫu thuật 1/3 dưới cánh tay - bàn tay được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm trong thời gian từ tháng 05/2021 đến tháng 05/2023. Kết quả: Tỷ lệ gây tê thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 96% ở nhóm Levobupicain và 98% ở nhóm lidocain. Tổng thời gian ức chế cảm giác và ức chế vận động trung bình của nhóm levobupivacain là 7,53 ± 1,66 và 6,45 ± 1,34 giờ kéo dài hơn so với nhóm lidocain là 3,57 ± 1,20 và 3,03 ± 1,26 giờ với khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Thời gian giảm đau của nhóm levobupivacain (9,36 ± 1,90) giờ kéo dài hơn nhóm lidocain (4,62 ± 1,77) giờ với khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng ở cả hai nhóm. Kết luận: Với việc sử dụng siêu âm, ở cả hai nhóm đều có hiệu quả giảm đau tốt trong và sau phẫu thuật, giảm tỉ lệ biến chứng với thể tích và liều lượng thuốc tê thấp. Tuy nhiên nhóm levobupivacain có ưu thế hơn so với nhóm lidocain. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nadeau M. J., Lévesque S., and Dion N. Ultrasound-guided regional anesthesia for upper limb surgery. Can J Anaesth. 2013. 60(3), 304-20, doi: 10.1007/s12630-012-9874-6.
2. Adrian S., and Niraj G. Ultrasound-guided Brachial Plexus Block at the Supraclavicular Level: A New Parasagittal Approach. International Journal of Ultrasound and Applied Technologies in Perioperative Care. 2010. 1, 19-22, doi: 10.5005/jp-journals-10014-1004.
3. Nguyễn Văn Trí. Đánh giá hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn của siêu âm cho phẫu thuật chi trên. Tạp chí Y Dược học. 2017. 7(3), 104-8, doi:
10.34071/jmp.2017.3.16.
4. Honnannavar K. A., and Mudakanagoudar M. S. Comparison between Conventional and Ultrasound-Guided Supraclavicular Brachial Plexus Block in Upper Limb Surgeries. Anesth Essays Res. 2017. 11(2), 467-71, doi: 10.4103/aer.AER_43_17.
5. Jeffrey H., Jinlei L., and Hong W. The Principles and Procedures of Ultrasound-guided Anesthesia Techniques. Cureus. 2018. 10(7), 1-8, doi: 10.7759/cureus.2980.
6. Dihle A., Helseth S., Paul S. M., and Miaskowski C. The exploration of the establishment of cutpoints to categorize the severity of acute postoperative pain. Clin J Pain. 2006. 22(7), 61724, doi: 10.1097/01.ajp.0000210905.57546.c1.
7. Trần Duy Thịnh, Ngô Dũng và Trần Việt Phương. Nghiên cứu hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn bằng levobupivacain 0,5% so với 0,375% dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên. Tạp chí Y học lâm sàng bệnh viện Trung Ương Huế. 2023. 87(17), 122-30, doi: 10.38103/jcmhch.87.17.
8. Sushma D. R., Srinivas V. Y., and Jyothsna G. A clinical study of effects of 30 ml of 1.5% lidocaine with adrenaline and 30 ml of 0.333% levobupivacaine for axillary block using nerve stimulation technique. Indian Journal of Clinical Anaesthesia. 2020. 7(1), 77-82, doi: 10.18231/j.ijca.2020.014.
9. Nguyễn Thị San Hà. Nghiên cứu hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn bằng levobupivacain dưới hướng dẫn của siêu âm cho phẫu thuật cẳng - bàn tay có hoặc không sử dụng dexamethason tĩnh mạch. Luận văn bác sĩ nội trú. Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế. 2020.
10. Trần Quang Hải. Nghiên cứu hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay liên tục đường nách bằng hỗn hợp levobupivacain - sufentanil trong phẫu thuật vùng chi trên. Luận án tiến sĩ. Viện nghiên cứ khoa học y dược lâm sàng 108. 2017.