NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS TẠI KHÁNH HÒA VÀ THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: S.aureus kháng methicillin (MRSA: Methicillin-resistant S. aureus) đã được ghi nhận là loại vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh phổ biến gây lo ngại trong môi trường bệnh viện. Ngoài kháng methicillin, S.aureus còn kháng với nhiều thuốc khác, do đó chỉ trong một thời gian ngắn nó được xem như là “siêu vi khuẩn”. Hiện nay chưa có nghiên cứu về tình hình nhiễm trùng do MRSA và tình trạng kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ kháng kháng sinh của các chủng S. aureus tại tại Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên các chủng vi khuẩn S. aureus được phân lập tại khoa vi sinh của Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, bằng phương pháp nuôi cấy thường quy. Kết quả: Các mẫu bệnh phẩm từ mủ chiếm tỷ lệ cao nhất (70% ở Khánh Hòa và 89,9% ở Thừa Thiên Huế), tiếp theo là mẫu đàm chiếm 13%, các mẫu còn lại dưới 10%. Với 7 loại kháng sinh sử dụng phổ biến ở Khánh Hoà, tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa và Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế cơ bản tương đương nhau. Riêng đối với Doxycyclin, tỷ lệ kháng ở Huế thấp hơn, trong khi với Bactrim, tỷ lệ kháng ở Huế cao hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ kháng kháng sinh của S. aureus và MRSA khác biệt rõ rệt giữa các bệnh viện và địa phương, phụ thuộc vào mức độ sử dụng kháng sinh và tình trạng bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
S.aureus, kháng kháng sinh, MRSA, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Báo cáo giám sát kháng sinh tại Việt Nam 2020, 51. 2023.
3. Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI). Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing; Thirty Informational Supplement. M 100-S21. 2023.
4. Vũ Bá Việt Phương, Xác định tỷ lệ và đặc điểm kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh phẩm lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội. 2020.
5. Trần Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Văn Bá, Nguyễn Thị Thùy Trang. Đặc điểm lâm sàng và tình hình đề kháng kháng sinh trên bệnh nhân chốc tại Bệnh viện da liễu thành phố Cần Thơ năm 2020-2022. Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 2022. số 51, 126-133. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i51.321.
6. Hashemizadeh, Z., Hadi, N., Mohebi, S., et al. Characterization of SCCmec, spa types and Multi Drug Resistant of methicillin-resistant Staphylococcus aureus isolates among inpatients and outpatients in a referral hospital in Shiraz, Iran. BMC research notes. 2019. 12(1), 1-6. doi: 10.1186/s13104-019-4627-z.
7. Nguyễn Hoàng Uyên Phương, Tình hình đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2017.
8. Mai Thị Trang, Nguyễn Khắc Tiệp và Phạm Hồng Nhung, Nồng độ ức chế tối thiểu và mức độ dai dẳng kháng sinh với vancomycin của các chủng Staphylococcus aureus. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2023. 160 (12V2), 12-16. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v160i12V2.1258.
9. Trịnh Thị Hằng, Nguyễn Hùng Cường, Hoàng Thị Hải Yến và cộng sự, Nghiên cứu tỷ lệ và một số đặc điểm kháng kháng sinh của staphylococcus aureus phân lập từ bệnh phẩm lâm sàng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (1/2020 - 12/2020). Tạp chí y học Việt Nam tập 515(6), số đặc biệt, 299-303, https://doi.org/10.51298/vmj.v538i3.9597.
10. Dadashi, M., Nasiri, M. J., Fallah, F., rt al. Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) in Iran: a systematic review and meta-analysis. Journal of global antimicrobial resistance.
2018. 12, 96-103. 10.1016/j.jgar.2017.09.006.