XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MYRICITRIN TRONG CAO PHÂN ĐOẠN CỦA LÁ CÂY MÓNG BÒ LEO (Bauhinia bracteata (Benth.) Baker Fabaceae) TRỒNG TẠI ĐẮK LẮK
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Móng bò leo (Bauhinia bracteata (Benth.) Baker Fabaceae) là một loài có tiềm năng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tại Việt Nam năm 2020 đã có nghiên cứu phân lập thành công myricitrin - một flavonoid đã được chứng minh có rất nhiều hoạt tính sinh học quan trọng từ cao phân đoạn ethylacetat của lá cây Móng bò leo trồng tại Đắk Lắk, là myricitrin, tuy nhiên chưa xác định được hàm lượng của myricitrin trong cao này. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng myricitrin trong cao phân đoạn của lá Móng bò leo bằng phương pháp HPLC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là lá Móng bò leo thu hái tại Đắk Lắk vào tháng 3 năm 2023. Dựa trên cấu trúc và tính chất của myricitrin và các tài liệu tham khảo đưa ra quy trình chuẩn bị mẫu, lựa chọn các thông số sắc ký về cột, bước sóng phát hiện, thể tích tiêm mẫu, thành phần và tỉ lệ pha động, bước sóng phát hiện để xây dựng quy trình định lượng myricitrin trong cao phân đoạn lá Móng bò leo bằng phương pháp HPLC và thẩm định quy tình theo hướng dẫn của ICH và các quy định về giới hạn chấp nhận khi thẩm định được áp dụng theo AOAC. Kết quả: Nghiên cứu đã xây dựng được quy trình định lượng myricitrin bằng phương pháp HPLC với điều kiện sắc ký là: Cột sắc ký C18 Inert Sustain (250 x 4,6 mm; 5 µm), đầu dò PDA bước sóng phát hiện 350 nm, thể tích tiêm mẫu 10 µL, pha động: ACN - acid formic 0,1% (20:80), tốc độ dòng 1,0 mL/phút. Quy trình được thẩm định theo ICH đạt độ đặc hiệu, tính tương thích hệ thống, độ lặp lại (RSD < 2,0%), độ đúng với tỉ lệ thu hồi nằm trong khoảng 98,30 – 100,25%, phương trình hồi quy có dạng y = 15208x - 442916 và khoảng tuyến tính của myricitrin từ 100 - 1500 µg/mL với hệ số tương quan R2 = 0,999. Kết luận: Xây dựng được quy trình định lượng myricitrin trong cao của lá cây móng bò leo giúp cung cấp thông tin quan trọng về hàm lượng của nó trong cây và làm cơ sở giúp kiểm soát chất lượng, hàm lượng myricitrin của các sản phẩm có sử dụng lá cây Móng bò leo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bauhinia bracteata, myricitrin, định lượng bằng HPLC
Tài liệu tham khảo
2. Dua T. K., Joardar S., Chakraborty P., Bhowmick S., Saha A., De Feo V., et al. Myricitrin, a glycosyloxyflavone in Myrica esculenta bark ameliorates diabetic nephropathy via improving glycemic status, reducing oxidative stress, and suppressing inflammation. Molecules. 2021. 26(2), 1-34. doi: 10.3390/molecules26020258.
3. Li E., Wang T., Zhou R., Zhou Z., Zhang C., Wu W., et al. Myricetin and myricetrin alleviate liver and colon damage in a chronic colitis mice model: Effects on tight junction and intestinal microbiota. Journal of Functional Foods. 2021. 87, doi: https://doi.org/10.1016/j.jff.2021.104790.
4. Shen Y., Shen X., Cheng Y., Liu Y. Myricitrin pretreatment ameliorates mouse liver ischemia reperfusion injury. International Immunopharmacology. 2020. 89(A), doi: https://doi.org/10.1016/j.intimp.2020.107005.
5. Yan Z., Lin Z., Wu Y., Zhan J., Qi W., Lin J., et al. The protective effect of myricitrin in osteoarthritis: An in vitro and in vivo study. International Immunopharmacology. 2020. 84,106511, doi: 10.1016/j.intimp.2020.106511.
6. Yang Y. L., Liu M., Cheng X., Li W. H., Zhang S. S., Wang Y. H., et al. Myricitrin blocks activation of NF-kappaB and MAPK signaling pathways to protect nigrostriatum neuron in LPSstimulated mice. J Neuroimmunol. 2019. 337,577049, doi: 10.1016/j.jneuroim.2019.577049.
7. Kurkin V. A., Zimenkina N. I. Features of Quantitative Estimation of Flavonoid Content in Juglans Nigra L. Barks Preparations. Pharmacy & Pharmacology. 2022;10(1),31-43, doi: https://doi.org/10.19163/2307-9266-2022-10-1-31-43.
8. Nugroho A., Heryani H., Istikowati W. T. Quantitative determination of quercitrin and myricitrin in three different parts of Euphorbia hirta as bioflavonoid source for functional food.
Earth and Environmental Science. 2020. 443(1),012042, doi: 10.1088/17551315/443/1/012042.
9. Shervington L. A., Li B. S., Shervington A. A., Alpan N., Patel R., et al. A Comparative HPLC Analysis of Myricetin, Quercetin and Kaempferol Flavonoids Isolated From Gambian and Indian Moringa oleifera Leaves. International Journal of Chemistry. 2018. 10(4),28, doi:
10.5539/ijc.v10n4p28.
10. Guideline I. H. T. Validation of analytical procedures: text and methodology. Q2 (R1). 2005. 1(20). 05. 11. AOAC. Appendix K: Guidelines for Dietary Supplements and Botanicals. (Section 3.4.1˗ 3.4.2). 2013. 8˗9.