TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA VÀ GIẢI ĐỘC GAN CỦA CAO CHIẾT CÂY LÁ ĐẮNG (Vernonia amygdalina Del.) THU HÁI TẠI ĐÀ NẴNG

Nguyễn Thị Thu Trang1, Phạm Viết Tín1, Trương Thị Tuyết1, Nguyễn Cẩm Bình Minh1, Nguyễn Quỳnh Như1, Nguyễn Thanh Quang1,
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Del.), nguồn gốc từ châu Phi, với thành phần hóa học khá đa dạng được cho là có liên quan đến tác dụng dược lý khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hàm lượng polyphenol, đánh giá tác dụng chống oxy hóa và giải độc gan của cao chiết cây Lá đắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá cây Lá đắng thu hái tại thành phố Đà Nẵng. Xác định hàm lượng polyphenol toàn phần bằng phương pháp Folin-Ciocalteu, tính theo đương lượng acid gallic (GA) và hoạt tính chống oxy hóa được xác định bởi phươngthe pháp


DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Đánh giá tác dụng bảo vệ gan với các liều 500 mg/kg hay 1000 mg/kg dùng đường uống ngày một lần trên mô hình chuột gây tổn thương gan bởi CCl4 bằng các chỉ số AST, ALT và quan sát đại thể tế bào gan. Kết quả: Hàm lượng polyphenol toàn phần 18,5 ± 0,1 mg GA/g và khả năng kháng oxy hóa với IC50 = 173,45 µg/mL. Ở các liều thử nghiệm nồng độ AST, ALT được phục hồi đáng kể so với nhóm chuột chỉ sử dụng CCl4. Kết luận: Cao chiết nước cây Lá đắng bao gồm một số nhóm hoạt chất như saponin, polyphenol, tanin, acid hữu cơ và triterpenoid thể hiện hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan. Với liều 1.000 mg/kg/ngày có hiệu quả bảo vệ gan khá tốt, biểu thị bởi khả năng làm giảm nồng độ AST, ALT lần lượt là 136,2 ± 22,7 U/L và 123,5 ± 12,2 U/L và tổn thương thể hiện ở hình ảnh đại thể gan chuột được cải thiện.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alara OR, Abdurahman NH, Mudalip SKA, Olalere OA. Phytochemical and pharmacological properties of Vernonia amygdalina: A Review. Journal of Chemical Engineering and Industrial Biotechnology. 2017. 2, 80-96, doi: https://doi.org/10.15282/jceib.v2i1.3871.
2. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 2007.
3. Arhoghro EM, Ekpo KE, Anosike EO, Ibeh GO. Effect of aqueous extract of bitter leaf (Vernonia amygdalina Del) on Carbon tetrachloride (CCl4) induced liver damage in albino Wistar rats. European Journal of Scientific Research. 2009. 26(1), 122-130.
4. Phan Công Tuấn. Lá đắng giải rượu. Đà Nẵng cuối tuần. Đà Nẵng Online 2013. [Online] Available: https://baodanang.vn/channel/5433/201303/phuong-hay-thuoc-quy-la-dang-giairuou-2223926/#header.
5. WHO. Hepatitis data and statistics in the Western Pacific. 2021. [Online] Available: https://www.who.int/westernpacific/health-topics/hepatitis/regional-hepatitis-data.
6. Wojdyło A, Oszmiański J, Czemerys R. Antioxidant activity and phenolic compounds in 32 selected herbs. Food Chem. 2007. 105(3), 940-949, doi: https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2007.04.038.
7. Peng K, Lan LS et al. Polyporus umbellatus polysaccharides ameliorates carbon tetrachloride induced hepatic injury in mice. African Journal of Pharmacy & Pharmacology. 2012. 6(37), 2686-2691, doi: https://doi.org/10.5897/AJPP12.689.
8. Trần Lý Minh Châu, Hoàng Thị Phương Liên. Khảo sát độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết cây Lá đắng (Vernonia amygdalina Del., Asteraceae), Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 2021. 226(10): 71 – 75, doi: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4298.
9. Nga Phan, Thanh Truc Tran. Investigation of the bioactivities of extracts from Vernonia amygdalina Del. IOP Conference Series: Earth and Environmental Science. 2021. 947(01):
012040, doi: 10.1088/1755-1315/947/1/012040.