NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI DẠNG BÀO CHẾ CỦA THƯỢC DƯỢC CAM THẢO THANG SANG DẠNG THẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngày nay, việc điều trị bằng Y học cổ truyền được thế giới công nhận và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với thuốc tây y, các bài thuốc Y học cổ truyền vẫn còn một số hạn chế như không đồng nhất về chất lượng, mùi vị khó uống, công tác bảo quản khó khăn. Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, việc ứng dụng các phương pháp bào chế hiện đại vào các phương thuốc Y học cổ truyền là rất cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Bào chế và kiểm nghiệm chất lượng Thược dược Cam thảo thang ở dạng thạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thạch có chứa cao chiết từ bài thuốc Thược dược Cam thảo thang. Thược dược Cam thảo thang được chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, cô thành cao lỏng. Công thức thạch được xây dựng và chọn lựa dựa vào cảm quan, độ cứng của thạch và định tính các vị thuốc có trong bài Thược dược Cam thảo thang. Kết quả: Cao lỏng Thược dược Cam thảo thang được phối hợp với Carrageenan và Agar với hàm lượng mỗi loại 0,5% cho thạch mềm mại, nguyên khối và chắc. Khi cho thêm 0.25% tinh bột, thạch dễ tan rã hơn, đảm bảo cao được phóng thích sau khi tiếp xúc nước. Trên sắc ký đồ của viên thạch có các vết cùng giá trị Rf và cùng màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dược liệu đối chiếu. Viên thạch đạt yêu cầu về cảm quan, độ đồng đều khối lượng, độ cứng theo tiêu chuẩn cơ sở. Kết luận: Viên thạch chứa cao Thược dược Cam thảo thang đã được bào chế đảm bảo một số yêu cầu về chất lượng của chế phẩm dạng thạch, có thể được ứng dụng để hỗ trợ giảm đau ở chứng phúc thống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thược dược Cam thảo thang, viên thạch, giảm đau
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Quang Huy và Nguyễn Tiến Chung. Tác dụng của bài thuốc “cam thảo thược dược thang” ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Tạp chí Y học dự phòng. 2017.27(7), 184-191.
3. Takao Y., Takaoka Y., Sugano A., Sato H., Motoyama Y., et al. Shakuyaku-kanzo-to (ShaoYao-Gan-Cao-Tang) as treatment of painful muscle cramps in patients with lumbar spinal stenosis and its minimum effective dose. Kobe J Med Sci. 2015.61(5), 132-137.
4. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2017. Tập 2.
5. Bộ Y tế. Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2005.
6. Hà Duyên Tư. Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 2010.
7. United States Pharmacopeial Convention. United Book Press. USP 41 – NF 36. volume 5. 2018.
8. Food ang Drug Administration. Quality Attribute Considerations for Chewable Tablets – Guidance for Industry. 2018. https://www.fda.gov/media/98598/download.
9. Hinoshita F., Ogura Y., Suzuki Y., Hara S., Yamada A., et al. Effect of orally administered shaoyao-gan-cao-tang (Shakuyaku-kanzo-to) on muscle cramps in maintenance hemodialysis patients: a preliminary study. The American journal of Chinese medicine. 2003.31(03), 445-453, doi: 10.1142/S0192415X03001144.