Tỷ lệ xơ hóa gan và một số yếu tố liên quan ở sĩ quan cao cấp đến khám tại Bệnh viện Quân y 121 năm 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh xơ hóa gan là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi và xơ gan là nguyên nhân gây tử vong cao trong các bệnh về gan trên thế giới. Việc xác định mức độ xơ hóa gan chính xác đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng và có hướng can thiệp phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các giai đoạn xơ hóa gan và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở sĩ quan cao cấp đến khám tại Bệnh viện Quân y 121 năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 952 bệnh nhân là sĩ quan cao cấp đến khám tại Bệnh viện Quân y 121 năm 2021-2022. Thông tin thu thập bao gồm thông tin chung và kết quả siêu âm đo độ đàn hồi gan. Kết quả: Tỷ lệ có xơ hóa gan là 19,9%, trong đó có 15,8% giai đoạn F1, 2,0% F2, 1,5% F3 và 0,6% F4. Các yếu tố liên quan đến xơ hóa gan bao gồm (p<0,05): nhóm tuổi (OR=1,48), BMI (OR=4,59), tiền sử mắc viêm gan siêu vi B mạn (OR=2,88) và viêm gan siêu vi C mạn (OR=3,43), uống nhiều rượu bia (OR=3,8), có tiền sử gia đình có xơ gan (OR=17,5). Kết luận: Tỷ lệ có xơ hóa gan của sĩ quan cao cấp khá cao (19,9%), tuy nhiên đa số ở giai đoạn F1 (xơ hóa nhẹ) với 15,8%, có 2% giai đoạn F2, 1,5% giai đoạn F3, chỉ 0,6% ở giai đoạn xơ gan (F4). Đối tượng tuổi cao, BMI ≥ 30, có tiền sử mắc viêm gan siêu vi B, C mạn, uống rượu bia nhiều và có tiền sử gia đình xơ gan thì tỷ lệ xơ hóa gan cao hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xơ hóa gan, đo độ đàn hồi gan, sĩ quan cao cấp
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Quí Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Quang Vinh (2018), Bệnh học nội khoa. NXB Y học, Hà Nội.
3. Đinh Tiến Đồng (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giá trị của Fibroscan trong đánh giá độ xơ hóa và nhiễm mỡ gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
4. Nguyễn Thị Hoa (2021), Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tỷ lệ gan nhiễm mỡ trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa bằng máy fibroscan touch tại bệnh viện 19-8 Bộ Công an. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, số 45, 70-75.
5. Lư Quốc Hùng (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ý nghĩa của Fibroscan, Fibrotest trong chẩn đoán xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan B, C mạn tính. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
6. Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thái Minh, Dương Quốc Bảo, Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa Đống Đa năm 2021. Tạp chí nghiên cứu y học, 146(10), 167-175.
7. Trần Bảo Nghi, Hoàng Trọng Thảng, Nguyễn Tiến Lĩnh (2013), Đánh giá mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn
tính. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17(3), 315-322.
8. Nguyễn Phước Bảo Quân (2017), Siêu âm bụng tổng quát. NXB Y học, Hà Nội.
9. Trần Thị Khánh Tường (2015), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI và APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn. Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Dược Huế.
10. Tingshan He, Jing Li, Yangling Ouyang, Guotao (2020), FibroScan Detection of Fatty Liver/Liver Fibrosis in 2266 Cases of Chronic Hepatitis B. Journal of Clinical and Translational Hepatology, 8(2), 113-119.
11. E. Nguyen Khac, D. Chatelain, B. Tramier (2008), Assessment of asymptomatic liver fibrosis in alcoholic patients using fibroscan: prospective comparison with seven non-invasive laboratory tests. Aliment Pharmacol Ther, 28, 1188-1198.
12. Perz JF, Armstrong GL, Farrington LA, Hutin YJF, Bell BP, The contributions of hepatitis B virus and hepatitis C virus infections to cirrhosis and primary liver cancer worldwide. Journal of Hepatology, 2006;45(4):529-538.
13. Tran Thi Khanh Tuong, Dang Khoa Tran (2020), Non-Alcoholic Fatty Liver Disease in Patients with Type 2 Diabetes: Evaluation of Hepatic Fibrosis and Steatosis Using Fibroscan. Diagnostics, 10(3), 59-64.
14. Kwang-Hyub Han Ki Tae Yoon (2008), New Diagnostic Method for Liver Fibrosis and Cirrhosis. Intervirology, 51 (1), pp.11-16.