KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG IN VITRO CỦA NANO BERBERINE LÊN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NGUYÊN BÀO SỢI NƯỚU NGƯỜI

Trần Văn Vui1,, Nguyễn Quang Tâm2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Berberine (BBr) là một alkaloid thuộc nhóm isoquinoline, được sử dụng trong y học cổ truyền để trị các bệnh đường ruột, gan mật, ngoài da…Gần đây, BBr được đưa vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng nhằm thúc đẩy quá trình lành thương. Nguyên bào sợi nướu người (NBSNN) là thành phần chính của mô nướu, đóng vai trò chính trong lành thương nướu. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng in vitro của Nano BBr lên một số đặc tính sinh học (tăng sinh, di cư) của NBSNN. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nano Berberine 2% được pha loãng 1, 1/10, 1/102, 1/103, 1/104 để cho vào các đĩa nuôi NBSNN ở thế hệ P3 (nuôi cấy đến lần chuyền thứ 3) nuôi cấy trong môi trường DMEM/F12 có chứa 10% FBS đã được ủ qua 24 giờ. Dùng phương pháp MTT để thử nghiệm độc tính của Nano BBr từ đó xác định nồng độ không gây độc cho tế bào. Sử dụng Nano BBr với nồng độ được chứng minh là không gây độc tính để đánh gía các đặc tính sinh học của NBSNN (tăng sinh, di cư và co collagen). Nuôi cấy tế bào và các thử nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm kỹ nghệ mô và vật liệu Y sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Với nồng độ pha loãng 1/103 và 1/104 NBSNN sống sót trên 70%, và cũng với nồng độ Nano BBr 1/104 đã có sự tăng sinh và di cư của NBSNN. Kết luận: Nano BBr 2% được pha loãng 1/104 có ảnh hưởng lên đặc tính sinh học của NBSNN và xu hướng tăng sinh liên tục môi trường CM10.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Aggarwal B.B, S.C. Gupta, B. Sung (2013) “Curcumin: an orally bioavailable blocker of TNF and other pro-inflammatory biomarkers”, Br J Pharmacol, 169(8), 1672-1692.
2. Amin A, T Subbaiah, K Abbasi (1969), “Berberine sulfate: antimicrobial activity, bioassay, and mode of action”, Canadian journal of microbiology, 15(9), 1067-1076.
3. M. Chiquet, C. Katsaros, D. Kletsas (2015), “Multiple functions of gingival and mucoperiosteal fibroblasts in oral wound healing and repair”, Periodontol 2000, 68(1), 21-40.
4. Fernandes I.R, et al. (2016) “Fibroblast sources: Where can we get them?”. Cytotechnology, 68 (2), 223-228.
5. Ivanovska N, S Philipov, M Hristova (1999), “Immunopharmacol Immunotoxicol”, 21(4), 771-786.
6. Moscato S, et al. (2008), “Interaction of human gingival fibroblasts with PVA/gelatine sponges”, Micron, 39(5), 569-579.
7. Mirhadi E, M. Rezaee, B. Malaekeh-Nikouei (2018), “Biomedicine & Pharmacotherapy”, Nano strategies for berberine delivery, a natural alkaloid of Berberis, 104, 465-473.