THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Đỗ Hương Giang1, Nguyễn Thị Thùy Trang1,, Nguyễn Văn Tuấn1, Trương Thị Mỹ Nhân1, Thạch Kim Minh Thư1, Trương Tóc Ti1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến và quan trọng ở người cao tuổi. Vấn đề này cần được quan tâm, đặc biệt hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi trong công cuộc xã hội hóa, hiện đại hóa ngày nay. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng trầm cảm ở người bệnh cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 106 người bệnh cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01/2024 đến tháng 6/2024. Trầm cảm được đo lường thông qua thang đo GDS-30. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở người bệnh cao tuổi là 23,6%. Trong đó, tỷ lệ trầm cảm mức độ nặng chiếm 1,9%, và mức độ nhẹ chiếm 21,7%. Kết luận: Người bệnh cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện có nguy cơ trầm cảm tương đối phổ biến, không quá cao nhưng cũng là con số đáng lo ngại. Vì vậy, những nhà lâm sàng cần phải quan tâm đúng mức và tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm, bên cạnh đó cần có các biện pháp chăm sóc hỗ trợ để giảm tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi khi đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế. 

Chi tiết bài viết

Author Biography

TS Nguyễn Văn Tuấn, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Yumiko Kamiya, Nicole Mun Sim Lai, Karoline Schmid. World Population Ageing 2020: Highlights. United Nations. 2021.
2. World Health Organization. Depressive disorder (depression). 2023. https://www.who.int/newsroom/fact-sheets/detail/depression.
3. Rong J., Chen G., Wang X., Ge Y., Meng N. et al. Correlation Between Depressive Symptoms And Quality Of Life, And Associated Factors For Depressive Symptoms Among Rural Elderly In Anhui, China. Clin Interv Aging. 2019.14, 1901-1910. DOI:10.2147/CIA.S225141.
4. Đinh Công Hoan và Đàm Thị Bảo Hoa. Tình trạng trầm cảm của người cao tuổi ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021.524, 290-295. doi:10.51298/vmj.v524i1A.4674.
5. Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa, Nguyễn Võ Trà Mi, Trần Thị Quỳnh Tâm và cộng sự. Nghiên cứu tỷ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại một số xã, phường tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Đại học Y Dược-Trường Đại học Y Dược Huế. 2021.11(2), 60-69. DOI: https://www.doi.org/10.34071/jmp.2021.2.9
6. Trần Nguyễn Khánh Minh, Thái Thanh Trúc, Nguyễn Thị Mỹ Châu, Đào Thị Thu Hương, Nguyễn Đào Uyên Trang. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi nằm viện nội trú tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y Dược Thực Hành 175. 2021.28, 90-99. DOI:10.59354/ydth175.2021.86.
7. Ủy Ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ. Kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. 2021. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Kehoach-58-KH-UBND-2021-Chuong-trinh-cham-soc-suc-khoe-Nguoi-cao-tuoi-Can-Tho-den2030-476945.aspx.
8. Thong Van Nguyen, Kien Trung Nguyen, Phuong Minh Nguyen, Nghiem Minh Nguyen, Chi Lan Ly, et al. Vietnamese Version of the Geriatric Depression Scale (30 Items): Translation, Cross-Cultural Adaptation, and Validation. National Library of Medicine – PubMed. 2021.6(4), 1-12. DOI: 0.3390/geriatrics6040116.
9. Phạm Ngọc Long, Hồ Thị Kim Thanh, Trần Khánh Toàn. Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Hà Nội và Quảng Bình năm 2021-2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022.521(2), 371-375. DOI: 10.51298/vmj.v521i2.4118.
10. Nguyễn Văn Thống, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thắng, Lý Lan Chi, Trần Tú Nguyệt và cộng sự. Thực trạng rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp. Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội). 2020.132(8), 233-242. DOI: https://doi.org/10.52852/tcncyh.v132i8.1568.
11. Pilania M., Yadav V., Bairwa M., Behera P., Gupta S. D., Khurana H., et al. Prevalence of depression among the elderly (60 years and above) population in India, 1997-2016: a systematic review and meta-analysis. BMC Public Health. 2019.19 (1), 832. DOI: 10.1186/s12889-0197136-z.
12. Bedaso A., Mekonnen N., Duko B. Estimate of the prevalence of depression among older people in Africa: a systematic review and meta-analysis. Aging Ment Health. 2022.26 (6), 1095-1105. DOI: 10.1080/13607863.2021.1932740.