NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2021-2022

Trần Thị Bảo Anh1,2,
1 Bệnh viện Đa Khoa Vũng Tàu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm gan B (VGB) là vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu quan trọng. Việt Nam là nước có tỉ lệ người viêm gan B cao ước tính 10,8%, lây truyền từ mẹ sang con là chủ yếu. Nghiên cứu tỉ lệ có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây nhiễm HBV ở phụ nữ có thai, tỉ lệ nhiễm HBV ở thai phụ tuổi 18-45 và các đặc điểm liên quan. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ có kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Vũng Tàu, tỉ lệ nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích.  Kết quả: Tỉ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ mang thai là 7,7%; tỉ lệ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm HBV lần lượt là 56,8%, 90,7%; và 47,0%. Đối tượng là cán bộ viên chức, độ tuổi 25-34, và học vấn cấp 3 trở lên có tỉ lệ cao về thái độ, kiến thức và thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B. Kết luận: Tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành chung đúng về phòng ngừa vi rút viêm gan B lần lượt là 56,8%, 90,7% và 47,0%. Tỉ lệ thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B tại Bệnh viện Vũng Tàu 7,7%. Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp, trình độ học vấn và điều kiện kinh tế với tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B. Thai phụ ở độ tuổi 35-45 có tỉ lệ lây nhiễm vi rút viêm gan B cao hơn 3,3 lần so với nhóm 18-34 tuổi và mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p=0,02.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Cường và Đỗ Quốc Tiệp (2017), Thực trạng nhiễm virus Viêm gan B trong cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình. Tạp chí thông tin khoa học & công nghệ Quảng Bình, số 4/2017, tr.76-82.
2. Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm và kiến thức , thaí độ, hành vi của người dân về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học thực hành, (822)số 5/2012, tr.161-164.
3. Nguyễn Thị Thu Hiền (2020), Tác động của thuốc lamivudine và Tenofovir đến lây truyền Vi rút viêm gan B từ mẹ sang con và một số yếu tố liên quan tại Hải Dương. Luận án tiến sĩ 2020.
4. Trịnh Thị Ngọc (2020), Tổng quan tình hình viêm gan B tại Việt Nam, báo cáo tại hội nghị gan mật.
5. Lê Đình Vĩnh Phúc và Huỳnh Hồng Quang (2015), Nghiên cứu tỉ lệ và đặc điểm của nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 35 tại Trung tâm Y khoa Medic TP.HCM. Truyền Nhiễm Việt Nam, số đặc biệt ngày viêm gan thế giới – 2016, tr.28-31.
6. Lê Thị Hồng Vân và Ngô Tuấn Minh (2021), Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm cận lâm sàng và các marker ở phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B tại Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y học Việt Nam, 510(2), tr.109.
7. Ngũ Quốc Vĩ và Dương Hồng Bảo Châu (2018), Tình hình nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan ở sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ năm 2015-2016. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ 15, tr.117-124.
8. Belopolskaya, M., et al. (2021), Chronic hepatitis B in pregnant women: Current trends and approaches. World J Gastroenterol, 27(23), pp.3279-3289.
9. Gebrecherkos, Teklay , Girmay, Getu, Lemma, Mulualem (2019), Knowledge, Attitude, and Practice towards Hepatitis B Virus among Pregnant Women Attending Antenatal Care at the University of Gondar Compre hensive Specialized Hospital,Northwest Ethiopia. International Journal of Hepatology, 2020, 10.
10. Stewart, Robert D., Sheffield, Jeanne S. (2013), Hepatitis B vaccination in Preganancy in the United States. Vaccines 1, pp.167-173.