Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang và đánh giá kết quả điều trị trật khớp cùng đòn bằng nẹp khóa móc

Trần Khắc Duy 1,, Nguyễn Thành Tấn 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trật khớp cùng đòn (TKCĐ) là một trong những tổn thương phổ biến sau chấn thương vùng vai, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận trong điều trị bảo tồn cũng như lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật nắn chỉnh cố định bằng nẹp khóa móc được ghi nhận mang lại hiệu quả trong điều trị trật khớp cùng đòn cấp, tuy nhiên có ít công trình nghiên cứu đánh giá kết quả của phương pháp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị trật khớp cùng đòn cấp bằng nẹp khóa móc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 35 bệnh nhân TKCĐ độ III trở lên theo phân độ Rockwood được phẫu thuật bằng nẹp khóa móc tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2020-2022. Chúng tôi ghi nhận các đặc điểm chung bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả sau mổ. Kết quả: Nghiên cứu trên 35 bệnh nhân (26 nam/9 nữ) với độ tuổi trung bình là 44,2±8,7. Trật khớp cùng đòn cấp độ III và V gần như tương đương. Thời gian phẫu thuật trung bình gần 60 phút. Kết quả nắn chỉnh khớp đạt 100%. Kết quả chức năng theo thang điểm Constant-Murley tăng từ 54,8±4,2 thời điểm trước mổ lên 88,5±3,8 sau 6 tháng, mức độ Constant-Murley đạt 100% tốt và rất tốt. Mức độ hài lòng của bệnh nhân với 77,1% rất hài lòng và 22,9% hài lòng. Kết luận: Phẫu thuật điều trị trật khớp cùng đòn cấp bằng nẹp khoá móc cho hiệu quả điều trị rất khả quan, khả năng nắn khớp và phục hồi chức năng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Hân, Nguyễn Tiến Thành (2018), Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật sai khớp cùng đòn, Tạp chí Y Dược học quân sự, (2), tr.57-62.
2. Vũ Xuân Thành (2020), Nghiên cứu kết quả điều trị trật khớp cùng đòn bằng tái tạo dây chằng quạ đòn, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
3. Frederick M. Azar, James H. Beaty and S. Terry Canale (2017), Acute dislocations, Campbell's
Operative Orthopaedics, 13th, pp.3127-3132.
4. Gowd Anirudh K, Liu Joseph N, Cabarcas Brandon C, Cvetanovich Gregory L, Garcia Grant H, and et al. (2018), Current concepts in the operative management of acromioclavicular dislocations: a systematic review and meta-analysis of operative techniques, The American
journal of sports medicine, pp.1-14.
5. Hemmann P., Koch M., Gühring M., Bahrs C. and Ziegler P. (2021), Acromioclavicular joint separation treated with clavicular hook plate: a study of radiological and functional
outcomes, Archives of orthopaedic and trauma surgery, 141(4), pp.603-610.
6. Kaisa J Virtanen and et al. (2013), Surgical treatment of Rockwood grade V acromioclavicular joint dislocations 50 patients followed for 15-22 years, Acta Orthopaedica, 84(2), pp.191-237.
7. Kenneth Egol, Kenneth Koval and Joseph Zuckerman (2015), Acromioclavicular and Sternoclavicular Joint Injuries, Handbook of Fractures, 5th Editon, Wolters Kluwer Health, Philadelphia, pp. 140-149.
8. Kienast B., Thietje R., Queitsch C., Gille J., Schulz A. P. and Meiners J. (2011), Mid-term results after operative treatment of rockwood grade III-V acromioclavicular joint dislocations with an AC-hook plate, Eur J Med Res, 2, (16), pp.52-6.
9. Paul Tornetta III and et al. (2020), Acromioclavicular and Sternoclavicular Joint Injuries, Rockwood and Green's fractures in Adults, 9th, pp.1517-1616.
10. Sirin E., Aydin N. and Mert Topkar O. (2018), Acromioclavicular joint injuries: diagnosis, classification and ligamentoplasty procedures, EFORT Open Rev, 7, (3), pp.426-433.