TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, KHÁNG NẤM CỦA DẪN CHẤT HEXYLOXYPHENYL-1,3,4-OXADIAZOL

Ngô Thị Hồng Vân1,, Hoàng Văn Hải2, Lê Thị Thảo3, Nguyễn Nguyên Hạnh2, Nguyễn Ngọc Mai2
1 Trường Đại học Công nghệ Đông Á
2 Trường Đại học Phenikaa
3 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dựa trên các ưu điểm của các peptid kháng khuẩn tự nhiên, các cation lưỡng phần phân tử nhỏ hiện đã và đang được coi là một hướng nghiên cứu phát triển thuốc tiềm năng, giúp tìm ra các hoạt chất mới có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Dựa trên đặc điểm cấu trúc lõi của các chất cation kháng khuẩn lưỡng phần nhóm nghiên cứu đã lựa chọn khung cấu trúc 1,3,4oxadiazol là bộ khung cấu trúc xuất hiện trong nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn để thiết kế, tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm. Mục tiêu nghiên cứu: Tổng hợp các dẫn chất hexyloxyphenyl-1,3,4-oxadiazol và thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các chất đã tổng hợp được; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dẫn chất hexyloxyphenyl-1,3,4-oxadiazol được tổng hợp từ nguyên liệu ban đầu là 4-hydroxybenzaldehyd thông qua bốn bước: O-alkyl hóa, phản ứng đóng vòng oxadiazol, phản ứng cộng hợp amid với các amino acid và cuối cùng là phản ứng loại nhóm bảo vệ Boc để thu được các chất lưỡng phần phân tử nhỏ. Cấu trúc được xác định bằng phương pháp 1H NMR và 13C NMR. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm theo phương pháp vi pha loãng trong môi trường lỏng sử dụng canh thang trên đĩa 96 giếng. Kết quả: Đã tổng hợp được ba dẫn chất hexyloxyphenyl-1,3,4-oxadiazol. Thử hoạt tính trên hai chủng vi khuẩn và một chủng nấm; ba chất tổng hợp được không thể hiện hoạt tính trên các chủng thử nghiệm ở nồng độ 128 µg/ml. Kết luận:  Ba dẫn chất hexyloxyphenyl-1,3,4-oxadiazol tổng hợp được không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm trên chủng khảo sát ở nồng độ 128 µg/ml, cần tiếp tục nghiên cứu tổng hợp các dẫn chất mới và đánh giá tác dụng trên các chủng vi sinh vật mới. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Håvard Jenssen, Pamela Hamill, Robert E. W. Hancock, Peptide Antimicrobial Agents, ASM Journals, Clinical Microbiology Reviews. 2006. Vol. 19, No. 3, DOI: 10.1128/CMR.00056-05.
2. Bahar AA, Ren D., Antimicrobial peptides. Pharmaceuticals (Basel) 2013. 6:1543–75, DOI: 10.3390/ph6121543.
3. Zanetti M. Cathelicidins, multifunctional peptides of the innate immunity. J Leukoc Biol. 2004.
(75), 39–48, DOI: 10.1189/jlb.0403147.3.
4. Hancock, R. E., G. Diamond, The role of cationic antimicrobial peptides in innate host defences. Trends Microbiol. 2000 (8). 402–410, DOI: 10.1016/s0966-842x(00)01823-0.
5. Starr CG, Maderdrut JL, He J, Coy DH, Wimley WC. Pituitary adenylate cyclase-activating polypeptide is a potent broad-spectrum antimicrobial peptide: structure-activity relationships. Peptides. 2018. (104), 35–40, DOI: 10.1016/j.peptides.2018.04.006.
6. Charles H. Chen Timothy K. Lu, Development and Challenges of Antimicrobial Peptides for Therapeutic Applications, Antibiotic. 2020. 9(1), 24, DOI: 10.3390/antibiotics9010024.
7. Hamamoto, K., Kida, Y., Zhang, Y., Shimizu, T., Kuwano, K., Antimicrobial activity and stability to proteolysis of small linear cationic peptides with D-amino acid substitutions. Microbiol. Immunol. 2002. 46, 741–749, DOI: 10.1111/j.1348-0421.2002.tb02759.x.
8. Qiu Y. L., Fui M. Ng, Jin D. C., Yi Y. Y., Yoke Y. T., Discovery of an ultra-short linear antibacterial tetrapeptide with anti-MRSA activity from a structure–activity relationship study, European Journal of Medicinal Chemistry. 2025. Vol. 105, 138-144,
DOI: 10.1016/j.ejmech.2015.10.015.
9. Sandeep L., Swaranjit S.C., Gopal S.B., Antibacterial evaluation of structurally amphipathic, membrane active small cationic peptidomimetics: Synthesized by incorporating 3-amino benzoic acid as peptidomimetic element, European Journal of Medicinal Chemistry. 2014. Vol. 83, 102-115, DOI:10.1016/j.ejmech.2014.06.023.
10. Bakka, T. A., Strøm, M. B., Andersen, J. H., Gautun, O. R., Methyl propiolate and 3-butynone: Starting points for synthesis of amphiphilic 1,2,3-triazole peptidomimetics for antimicrobial evaluation, Bioorganic & Medicinal Chemistry. 2017. 25(20), 5380–5395,
DOI: 10.1016/j.bmc.2017.07.060.
11. Bai P.Y., Qin S.S., Chu W.C., Yang Y., Cui D.Y., et al., Synthesis and antibacterial bioactivities of cationic deacetyl linezolid amphiphiles, European Journal of Medicinal Chemistry. 2018. 155, 925–945, DOI: 10.1016/j.ejmech.2018.06.054.
12. Cledualdo S.D.O., Bruno F.L., Jose M.B.F., Jorge G.F.L., Petronio F.D.F, Synthetic Approaches and Pharmacological Activity of 1,3,4-Oxadiazoles: A Review of the Literature from 2000–2012, Molecules. 2012. 17(9), 10192-10231, DOI: 10.3390/molecules170910192.
13. Juan S., Jigar A.M, Hai L.Z., 1,3,4-oxadiazole derivatives as potential biological agents, 2013, Mini Rev Med Chem. 2013. 13(12), 1725-43, DOI: 10.2174/13895575113139990071.
14. Cédric T., Richard R., Rafael G.V.B., Marion T., Hong H.L, et al., Synthesis and evaluation of 1,3,4-oxadiazole derivatives for development as broad-spectrum antibiotics, Bioorganic & Medicinal Chemistry. 2019. 27(21):115097, DOI: 10.1016/j.bmc.2019.115097.
15. George A. N., Nader S.A, Kenneth I.O., Mohamed N.S., Herman O.S., Potent trifluoromethoxy, trifluoromethylsulfonyl, trifluoromethylthio and pentafluorosulfanyl containing (1,3,4oxadiazol-2-yl) benzamides against drug-resistant Gram-positive bacteria, RSC Med. Chem.,2020. 11, 102-110, DOI: 10.1039/c9md00391f.
16. Pengfei N., Jinfeng K., Xianhai T., Lina S., Hongxu L., et al., Synthesis of 2-Amino-1,3,4oxadiazoles and 2-Amino-1,3,4- thiadiazoles via Sequential Condensation and I2-Mediated Oxidative C−O/C−S Bond Formation, J. Org. Chem. 2015. 80, 1018−1024, DOI:10.1021/jo502518c.
17. Melvin P.W., James S.L., April M.B., Shelley C., Sharon K.C., et al., Clinical and Laboratory Standards Institute, M100 Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility Testing. 2020. 54-62, DOI: 10.1128/JCM.01864-19.