NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM TRÊN HOLTER ĐIỆN TÂM ĐỒ 24 GIỜ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CƯỜNG GIÁP

Nguyễn Thị Thu Dưỡng1,, Đoàn Thị Kim Châu1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn nhịp tim trên bệnh nhân hội chứng cường giáp thường gặp và có mối liên quan với nhau. Việc chẩn đoán xác định các rối loạn nhịp tim đi kèm và các yếu tố liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, tiên lượng bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các dạng rối loạn nhịp tim trên Holter điện tâm đồ 24 giờ, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân hội chứng cường giáp tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Long An năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 57 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả: Bệnh nhân hội chứng cường giáp có rối loạn nhịp tim chiếm tỉ lệ 89,5%, trong đó rối loạn nhịp nhanh xoang 26,4%, rung nhĩ 22,8%, nhanh nhĩ 22,8%, ngoại tâm thu nhĩ 36,8%, ngoại tâm thu thất 71,9%. Nguy cơ rung nhĩ càng tăng khi tăng nồng độ NT-proBNP, giảm nồng độ TSH. Kết luận: Hội chứng cường giáp đa phần có rối loạn nhịp tim và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nồng độ TSH và NT-proBNP đến rối loạn nhịp rung nhĩ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Um Rong, Trần Song Giang, Nguyễn Quang Bảy, Thành L. H. Rối loạn nhịp tim trên holter tâm đồ 24 giờ ở người bệnh Basedow. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 522, https://doi.org/10.51298/vmj.v522i2.4355.
2. Tudoran C., Tudoran M., Vlad M., Balas M., Ciocarlie T., Parv F. Alterations of heart rate variability and turbulence in female patients with hyperthyroidism of various severities. Niger J Clin Pract. 2019. 22 (10), 1349-1355, DOI: 10.4103/njcp.njcp_61_18.
3. Ross D. S., Burch H. B., Cooper D. S., Greenlee M. C., Laurberg P., Maia A. L., et al. 2016 American Thyroid Association guidelines for diagnosis and management of hyperthyroidism and other causes of thyrotoxicosis. Thyroid. 2016. 26 (10), 1343-1421,
DOI: 10.1089/thy.2016.0229.
4. Madhi W., Ezzaouia K., Yazidi M., Oueslati I., Chihaoui M. Prevalence and factors associated with arrythmia in patients with hyperthyroidism. Endocrine Abstracts. Bioscientifica, 2022. DOI: 10.1530/endoabs.81.P758.
5. Olshausen K. v., Bischoff S., Kahaly G., Mohr-Kahaly S., Erbel R., Beyer J., et al. Cardiac arrhythmias and heart rate in hyperthyroidism. The American journal of cardiology. 1989. 63 (13), 930-933, https://doi.org/10.1016/0002-9149(89)90142-2.
6. Werhahn S. M., Becker C., Mende M., Haarmann H., Nolte K., Laufs U., et al. NT‐proBNP as a marker for atrial fibrillation and heart failure in four observational outpatient trials. ESC heart failure. 2022. 9 (1), 100-109, DOI: 10.1002/ehf2.13703.
7. Xing L. Y., Diederichsen S. Z., Højberg S., Krieger D. W., Graff C., Frikke-Schmidt R., et al. Effects of atrial fibrillation screening according to N-terminal pro-B-type natriuretic peptide: A secondary analysis of the randomized LOOP study. Circulation. 2023. 147 (24), 1788-1797, https://doi.org/10.1161/CIRCULATIONAHA.123.064361.