KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN CHIẾT XUẤT HÀNH TÍM (ALLIUM ASCALONICUM L., AMARYLLIDACEAE) CHO HÀM LƯỢNG FLAVANOID CAO

Huỳnh Thị Mỹ Duyên1, Lê Thị Minh Ngọc2, Huỳnh Trân2, Đoàn Thiện Phúc2, Nguyễn Thanh Trúc2, Dương Khánh Vy2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu trong nước ngày càng tăng vì vậy nhu cầu sử dụng dược phẩm điều trị tăng cao. Hành tím (Allium ascalonicum L., Amaryllidaceae) chứa nhiều hợp chất flavonoid có nhiều tác dụng dược lý quan trọng, nổi bật là khả năng loại bỏ các gốc tự do và chống oxy hóa có tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị đái tháo đường và rối loạn lipid máu…. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu khảo sát điều kiện chiết xuất Hành tím cho hàm lượng flavanoid cao. Xuất phát từ các lý do trên, việc nghiên cứu khảo sát quy trình chiết xuất và định lượng flavanoid có trong củ Hành tím là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng, thẩm định quy trình định lượng flavanoid trong cao đặc Hành tím bằng phương pháp quang phổ UV-Vis và khảo sát điều kiện chiết xuất flavanoid tối ưu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hành tím thu hái tại địa bàn Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Định lượng flavanoid bằng phương pháp đo quang dựa trên phản ứng tạo màu với thuốc thử AlCl3, thẩm định phương pháp định lượng theo hướng dẫn của ICH, AOAC và khảo sát các điều kiện chiết xuất bao gồm nồng độ ethanol sử dụng, tỉ lệ dược liệu/dung môi, thời gian chiết, nhiệt độ ảnh hưởng đến hàm lượng flavanoid trong cao chiết. Kết quả: Quy trình đạt độ đặc hiệu, độ chính xác, độ đúng, đường hồi quy y = 0,0610x + 0,2864 với R2 = 0,9981; nồng độ ethanol 80%, tỉ lệ dược liệu/dung môi (1:10), thời gian chiết (18 giờ), nhiệt độ phòng. Kết luận: Đã xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đáp ứng yêu cầu theo quy định đồng thời tìm được điều kiện chiết xuất cho hàm lượng flavanoid cao nhất 8,34 mg QE/ g cao đặc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Khoảng 5 triệu người Việt đang mắc căn bệnh gây nhiều biến chứng về tim mạch, thần kinh, cắt cụt chi. 2022, https://moh.gov.vn.
2. Moldovan C., Frumuzachi O., Babotă M., Barros L., Mocan A., et al. Therapeutic uses and pharmacological properties of shallot (Allium ascalonicum): a systematic review. Frontiers in Nutrition. 2022. 9, 1-32. https://doi.org/10.3389/fnut.2022.903686.
3. Peng J., Li Q., Li K., Zhu L., Lin X., et al. Quercetin improves glucose and lipid metabolism of diabetic rats: involvement of Akt signaling and SIRT1. Journal of diabetes research. 2017. 2017(1), 1-10. https://doi.org/10.1155/2017/3417306.
4. Nurcahyo H., Sumiwi S. A., Halimah E., Wilar G. Secondary metabolitm determination from
Brebes shallot’s ethanol extract and its ethyl acetate fraction “Allium ascalonicum L.”. Journal of Advanced Pharmacy Education and Research. 2022. 12(1-2022), 70-73, https://doi.org/10.51847/NfNMFJB9ac.
5. Nguyễn Thị Như Lạc, Nguyễn Minh Thủy, Nguyễn Văn Thành. Biện pháp tiền xử lý và tối ưu hóa điều kiện trích ly Quercetin từ của Hành tím (Allium cepa). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016. 1, 75-83, http://dx.doi.org/10.22144/ctu.jsi.2016.024.
6. Bộ Y Tế. Dược điển Việt nam V. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2018. Tập 1.
7. Kaur S., Mondal P. Study of total phenolic and flavonoid content, antioxidant activity and antimicrobial properties of medicinal plants. Journal of Microbiology & Experimentation. 2014. 1(1). DOI: 10.15406/jmen.2014.01.00005.
8. Ajay S., Rohit S. Validation Of Analytical Procedures: A Comparison of ICH vs Pharmacopoeia (USP) vs FDA. Int. Res. J. Pharm. 2012. 3, 39-44.
9. Makawi S. Z. A., Gadkariem E. A., Ayoub S. M. H. Determination of antioxidant flavonoids in Sudanese honey samples by solid phase extraction and high performance liquid chromatography. E-Journal of Chemistry. 2009. 6 (S1), 429-437. DOI: 10.1155/2009/382504.
10. Silva L. A. L., Pezzini B. R., Soares L. Spectrophotometric determination of the total flavonoid content in Ocimum basilicum L.(Lamiaceae) leaves. Pharmacognosy magazine. 2015. 11(41), 96, https://doi.org/10.4103%2F0973-1296.149721.
11. Razmara R. S., Daneshfar A., Sahraei R. Solubility of quercetin in water + methanol and water+ ethanol from (292.8 to 333.8) K. Journal of Chemical & Engineering Data. 2010. 55(9), 39343936, https://doi.org/10.1021/je9010757.
12. Viera V. B., Piovesan N., Rodrigues J. B., de O Mello R., Prestes R. C., et al. Extraction of phenolic compounds and evaluation of the antioxidant and antimicrobial capacity of red onion skin (Allium cepa L.). International Food Research Journal. 2017. 24(3), 990-999.
13. Predescu N. C., Papuc C., Nicorescu V., Gajaila I. U. L. I. A. N. A., Goran G. V., et al. The influence of solid-to-solvent ratio and extraction method on total phenolic content, flavonoid content and antioxidant properties of some ethanolic plant extracts. Rev. Chim. 2016. 67, 1922-1927.
14. Gao M., Liu C. Z. Comparison of techniques for the extraction of flavonoids from cultured cells of Saussurea medusa Maxim. World Journal of Microbiology and Biotechnology. 2005. 21, 1461-1463, https://doi.org/10.1007/s11274-005-6809-1.