ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG NHẰM THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ CÓ CON TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU NĂM 2023-2024

Lý Ngọc Hà1,, Nguyễn Hồng Hà2, Võ Thành Lợi2
1 Bệnh viện Sản nhi Cà Mau
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên, tại thành phố Cà Mau chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống về can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con trong độ tuổi từ 6-12 tháng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả can thiệp bằng truyền thông nhằm thay đổi kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con từ 6 đến 12 tháng tuổi tại thành phố Cà Mau năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bà mẹ có con từ 6 đến 12 tháng tuổi tại thành phố Cà Mau năm 2023-2024. Nghiên cứu can thiệp bằng biện pháp truyền thông tại cộng đồng, có nhóm chứng với thời gian can thiệp là 6 tháng. Cỡ mẫu nghiên cứu là 250 bà mẹ ở nhóm can thiệp và 250 bà mẹ ở nhóm chứng. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Kết quả: Trước can thiệp, tỷ lệ có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ không cao (nhóm chứng: 76,0%; nhóm can thiệp: 75,6%). Tỷ lệ các bà mẹ thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ khá thấp (nhóm chứng: 68,0%; nhóm can thiệp: 64,0%). Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thực hành đúng về nuôi con bằng sữa mẹ ở nhóm can thiệp là 92,8% và 83,6% tăng thêm lần lượt là 17,2% và 19,5%. Hiệu quả can thiệp kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ tương ứng là 19,1% và 24,7%. Kết luận: có những hiệu quả đáng kể trong nâng cao kiến thức, thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ bằng biện pháp truyền thông. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ibrahim C., e.a., Breastfeeding Practices, Infant Formula Use, Complementary Feeding and Childhood Malnutrition: An Updated Overview of the Eastern Mediterranean Landscape. Nutrients. 2022. 14(19), 4201, doi: 10.3390/nu14194201.
2. Victora C. G., e.a., Association between breastfeeding and intelligence, educational attainment, and income at 30 years of age: a prospective birth cohort study from Brazil. Lancet Glob Health, 2015. 3(4), p. e199-205, doi: 10.1016/S2214-109X(15)70002-1.
3. Walters D. D., P.L.T.H., Mathisen R., The cost of not breastfeeding: global results from a new tool. Health Policy Plan. 2019. 34(6), 407-417, doi: 10.1093/heapol/czz050.
4. North K., G.M., Allen G., et al., Breastfeeding in a Global Context: Epidemiology, Impact, and Future Directions. Clinical Therapeutics. 2022. 44(2), 228-244, doi: 10.1016/j.clinthera.2021.11.017.
5. Đặng Cẩm Tú., Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con 0-25 tháng tuổi tại 3 tỉnh Hà Nam, Quảng Bình, Lào Cai và hiệu quả một số biện pháp can thiệp 2012-2015. 2018, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
6. Phan Thị Kiều Hạnh, Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 06 tháng tuổi tại bệnh viện nhi đồng thành phố cần thơ năm 2019. Bài nghiên cứu Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố Cần Thơ, 2019.
7. Admasu J., E.G., Bassore D.G., et al., Effect of maternal nutrition education on early initiation and exclusive breast-feeding practices in south Ethiopia: a cluster randomised control trial. Journal of Nutritional Science. 2022. 11, 1-13, doi: 10.1017/jns.2022.36.
8. Mustikawati I.S., M.E.P., Wijaya M., et al., The effectiveness of newborn care promotion on increasing knowledge, attitude, and breastfeeding practice among mothers in North Jakarta. 2021: The 8th International Conference on Public Health Solo, Indonesia, November 17-18, 2021. 433-442.
9. Amin S.M., M.E.S., Alrimawi I., et al.,, The effectiveness of an interactive digital-based educational program in improving breastfeeding knowledge, attitudes and self-efficacy among primiparous women in Egypt. African Journal of Reproductive Health. 2022. 26 (11), 79-90. doi: 10.29063/ajrh2022/v26i11.8.